Mã định danh đã và đang là một trong những chủ đề được đông đảo quý bạn đọc quan tâm, đặc biệt là khi các chính sách mới về thẻ Căn cước công dân mới được ban hành. Các mã số định danh sẽ không có sự trùng lặp. Mã định danh có vai trò kết nối, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân với các dữ liệu chuyên ngành liên quan khác. Như vậy, mã định danh gắn liền với mỗi cá nhân và mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin về Có bắt buộc phải tạo tài khoản định danh điện tử không?
1. Mã định danh là gì?
Mã định danh (hay số định danh) được hiểu là một dãy số được cấp cho mỗi công dân Việt Nam. Mã số định danh được chính Bộ Công An nhà nước cấp từ khi công dân sinh ra và tới lúc mất. Các mã số định danh sẽ không có sự trùng lặp. Trên thực tế, có nhiều tên gọi của mã định danh như mã định danh cá nhân, số định danh, số định danh cá nhân, mã định danh công dân nhưng tất cả đều có cùng một ý nghĩa và có thể được dùng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, mã định danh vẫn là cụm từ được dùng nhiều nhất.
Số định danh cá nhân chính là số thẻ Căn cước công dân (gồm 12 số), được cấp cho mỗi công dân từ khi sinh ra đến khi mất và không lặp lại ở người khác.
Số định danh cá nhân dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác, xác định dữ liệu thông tin công dân trên Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
2. Tài khoản định danh điện tử là gì?
Tài khoản định danh điện tử là tài khoản thuộc ứng dụng VNeID do Bộ Công an phát triển. Hiểu đơn giản, tài khoản này tích hợp nhiều loại giấy tờ tùy thân vào một ứng dụng để hiển thị chung, giống như một loại “ví giấy tờ điện tử” cho người dân tiện sử dụng. Hiện tài khoản định danh điện tử không phải là thứ bắt buộc, và căn cước công dân vẫn có thể "đảm đương" nhiệm vụ tích hợp giấy tờ. Tuy nhiên trong tương lai, có thể tài khoản định danh sẽ có nhiều lợi ích khác. Sự khác nhau giữa hai loại giấy tờ tùy thân này là tài khoản định danh là phiên bản điện tử, số hóa của căn cước công dân. Ta cũng có thể coi tài khoản định danh như một loại “căn cước điện tử.”
Mọi cá nhân từ 14 tuổi trở lên đều có thể đăng ký định danh điện tử. Trẻ em chưa đủ 14 tuổi sẽ đăng ký theo tài khoản định danh của cha, mẹ, hoặc người giám hộ.
Người nước ngoài đủ 14 tuổi cũng có thể đăng ký định danh điện tử trong thời gian ở tại Việt Nam. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức thành lập trong nước hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam cũng có thể thiết lập tài khoản này.
Có hai cấp độ định danh điện tử, lần lượt là cấp độ 1 và cấp độ 2. Tài khoản cấp độ 1 sẽ bao gồm các thông tin: số định danh cá nhân, họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, ảnh chân dung. Tài khoản cấp độ 2 bổ sung thêm vân tay của chủ tài khoản.
Quý bạn đọc cần lưu ý rằng tài khoản cấp 1 chỉ có giá trị hiển thị và xác minh các thông tin cơ bản của một người dân trong các hoạt động hay giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Chỉ có tài khoản cấp 2 mới có giá trị tương đương căn cước công dân và có khả năng thay thế các loại giấy tờ tùy thân.
3. Tài khoản định danh điện tử có bắt buộc không?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về tài khoản định danh điện tử như sau:
Giải thích từ ngữ
...
6. “Tài khoản định danh điện tử” là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 11 Nghị định 59/2022 thì
Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
2. Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
3. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Có thể thấy, hiện nay quy định không bắt buộc công dân phải đăng ký tài khoản định danh điện tử nhưng khuyến khích công dân nên đăng ký sử dụng.
Trên đây là nội dung về Có bắt buộc phải tạo tài khoản định danh điện tử không? Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận