Tra cứu mã định danh trên Căn cước công dân

Số định danh cá nhân có vai trò ngày càng quan trọng và gắn liền với công dân từ khi sinh ra cho đến khi mất đi. Vậy số định danh cá nhân là gì, có phải số thẻ Căn cước công dân không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Tra cứu mã định danh trên Căn cước công dân.

Lay So Dinh Danh Ca Nhan2

Tra cứu mã định danh trên Căn cước công dân

1. Mã định danh là gì? Ý nghĩa của mã định danh

Mã số định danh được cấp bởi Bộ Công an, là một dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh, mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc mã quốc gia nơi đăng ký khai sinh và 6 số là ngẫu nhiên.

Hiện nay, công dân có thể tra mã số định danh cá nhân online (hình thức tra số định danh cá nhân trực tuyến).

* Đối với những người đã có căn cước công dân (CCCD) 12 chữ số:

Đối với những người đã được cấp CCCD mới (bao gồm thẻ CCCD mã vạch và CCCD gắn chip) gồm 12 chữ số thì số định danh cá nhân chính là dãy số gồm 12 số trên CCCD này.

* Đối với người chưa được cấp mới/cấp lại CCCD gắn chip 12 chữ số:

Đối với những người chưa được cấp mới/cấp lại CCCD 12 chữ số thì số định danh cá nhân có thể được tra cứu thông qua Cổng dịch vụ công quản lý cư trú hoặc cá nhân có thể tìm số định danh cá nhân thông qua Cổng dịch vụ cơ quan công an về quản lý cư trú tại khu vực thường trú.

2. Bao nhiêu tuổi được cấp mã định danh?

Số định danh cá nhân sẽ được dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác, xác định dữ liệu thông tin công dân trên Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Nghị định số 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử. Nghị định này quy định về các vấn đề liên quan danh tính điện tử, định danh điện tử và xác thực điện tử, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2022.

Cụ thể, tại Điều 11 Chương II của Nghị định Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Theo quy định danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, ảnh chân dung, vân tay. Nếu là người nước ngoài thì có thêm các thông tin về quốc tịch; thông tin về hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Danh tính điện tử tổ chức gồm: Mã định danh điện tử của tổ chức; tên tổ chức gồm tên tiếng Việt, tên viết tắt (nếu có) và tên tiếng nước ngoài (nếu có); ngày, tháng, năm thành lập; địa chỉ trụ sở chính; số định danh cá nhân hoặc số định danh của người nước ngoài; họ, chữ đệm và tên người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu của tổ chức.

3. Tra cứu mã định danh trên Căn cước công dân

Theo khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Số thẻ Căn cước công dân mã vạch, gắn chip đều gồm 12 số và chính là số định danh cá nhân.

Trong đó:

- 03 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh, hoặc mã các quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh;

- 03 số kế tiếp là mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh;

- 06 số còn lại là các số ngẫu nhiên.

4. Có thể dùng số định danh cá nhân làm gì?

Mỗi một mã định danh đều chứa đựng các thông tin cơ bản của một công dân. Những thông tin này được thống nhất quản lý và cập nhật, chia sẻ trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành bởi Bộ Công an.

Mã định danh được dùng vào một số trường hợp như:

4.1. Thay cho mã số thuế cá nhân

Khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019 quy định khi mã định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ người dân thì mã này được sử dụng thay cho mã số thuế.

4.2. Thay cho giấy tờ tùy thân khi thực hiện giao dịch mua bán nhà ở

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định nếu công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành số định danh cá nhân được sử dụn để thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân (bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ CCCD, Hộ chiếu, các giấy tờ chứng thực cá nhân khác) khi thực hiện thủ tục liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản.

4.3. Sử dụng làm thẻ ngân hàng

Tùy theo mỗi ngân hàng sẽ có các yêu cầu, điều kiện mở thẻ khác nhau. Với khách hàng từ đủ 18 tuổi khi có các giấy tờ nhân thân chứa mã định danh cá nhân sẽ được làm thẻ ngân hàng

4.3. Sử dụng đi máy bay

Các giấy tờ bắt buộc phải có khi đi máy bay có thể là giấy tờ có chứa mã định danh cá nhân như CCCD, CMND 12 số hoặc Giấy khai sinh (với trẻ dưới 14 tuổi).

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Tra cứu mã định danh trên Căn cước công dân. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo