1. Ly thân là gì?
- Theo Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có quy định rõ về trường hợp cụ thể về ly thân. Ly thân là một thuật ngữ xã hội chứ không phải là thuật ngữ có tính chất pháp lý.
- Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta có thể hiểu ly thân là việc vợ chồng chưa thực hiện thủ tục ly hôn và không sống cùng nhau hoặc sống cùng nhau nhưng không có quan hệ vợ chồng, không tham gia sinh hoạt chung, không giao tiếp...
Lưu ý: Mặc dù trên thực tế ly thân chưa được pháp luật công nhận nhưng đây là căn cứ để xác định tình trạng hôn nhân giữa vợ và chồng có trầm trọng hay không.
2. Vợ chồng đã sống ly thân nhưng chưa ra toà thì có được coi là ly hôn hay không?
Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể như thế nào là ly thân. Có thể hiểu đơn giản ly thân là việc 2 vợ chồng không còn chung sống cùng nhau, mỗi người có một cuộc sống riêng.
Ly thân không được coi là ly hôn vì theo căn cứ Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.
Vì vậy, vợ chồng chưa làm đơn xin ly hôn ra tòa án và tòa án chưa ra bản án hay quyết định ly hôn nên ly thân không làm quan hệ hôn nhân chấm dứt. Do đó, trường hợp vợ chồng ly thân thì không được coi là đã ly hôn, giữa 2 người vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân và chưa chấm dứt quan hệ vợ chồng.
Nội dung bài viết:
Bình luận