1. Ly thân là gì?
- Theo Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có quy định rõ về trường hợp cụ thể về ly thân. Ly thân là một thuật ngữ xã hội chứ không phải là thuật ngữ có tính chất pháp lý.
- Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta có thể hiểu ly thân là việc vợ chồng chưa thực hiện thủ tục ly hôn và không sống cùng nhau hoặc sống cùng nhau nhưng không có quan hệ vợ chồng, không tham gia sinh hoạt chung, không giao tiếp...
Lưu ý: Mặc dù trên thực tế ly thân chưa được pháp luật công nhận nhưng đây là căn cứ để xác định tình trạng hôn nhân giữa vợ và chồng có trầm trọng hay không.
2. Có phải ly thân trước khi ly hôn không?
Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về trường hợp ly hôn đơn phương như sau:
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Theo quy định này, khi bạn có các căn cứ sau đây thì yêu cầu ly hôn đơn phương:
- Có căn cứ về việc chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng;
- Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Có thể thấy pháp luật không đặt ra quy định về thời gian ly thân trước khi ly hôn.
Trên thực tế, ly thân là việc hai vợ chồng không còn chung sống với nhau nhưng vẫn chưa chấm dứt quan hệ vợ chồng. Đây là một biểu hiện cho thấy cuộc sống gia đình không hạnh phúc, đời sống chung không thể kéo dài.
Nội dung bài viết:
Bình luận