Điều kiện ly hôn đơn phương
Ly hôn đơn phương thường xảy ra khi hôn nhân đang ở một trong số những tình trạng được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
1. Kết hôn mà không có con
Mục đích của hôn nhân là duy trì nòi giống, việc kết hôn mà không có con có nghĩa là mục đích hôn nhân không đạt được. Do vậy, tòa án sẽ chấp thuận khi ly hôn đơn phương hoặc thuận tình với lý do này.
2. Tình trạng hôn nhân trầm trọng
Điều này khá khó định nghĩa thế nào là trầm trọng, nhưng có thể khái quát các lý do căn bản như một trong hai bên có hành vi ngoại tình mà bên kia không thể chấp nhận hoặc tha thứ. Cũng có thể là việc các bên đã sống ly thân một thời gian dài không có quan hệ vợ chồng.
3. Đời sống chung không thể kéo dài
Việc sống chung có thể nguy hại cho một trong hai bên vợ hoặc chồng, cũng có thể nguy hại cho sự phát triển nhân cách hoặc lối sống của các con. Ví dụ: bạo hành gia đình, cờ bạc, nghiện ma túy hoặc rượu.
4. Vợ hoặc chồng của người yêu cầu ly hôn đơn phương bị Tòa án tuyên bố mất tích.
![Ly hôn 1 phía - Điều kiện, Hồ sơ và Trình tự thủ tục](https://cdn.accgroup.vn/uploads/2023/10/ly-hon-1-phia.png)
Ly hôn 1 phía - Điều kiện, Hồ sơ và Trình tự thủ tục
Hồ sơ ly hôn đơn phương
Khi yêu cầu ly hôn đơn phương, người yêu cầu cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ và tài liệu sau đây:
- Đơn xin ly hôn đơn phương.
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).
- Nếu có con, chuẩn bị bản sao Giấy khai sinh của các con.
- Giấy Chứng minh nhân nhân hoặc các giấy tờ khác thay thế và Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao chứng thực).
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh về tài sản chung và nghĩa vụ thanh toán, chi trả chung nếu có như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy đăng ký xe, Sổ tiết kiệm, Hợp đồng vay tài sản, vv.
Trình tự, thủ tục ly hôn đơn phương
1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Nguyên đơn chuẩn bị một bộ hồ sơ nêu trên sau đó nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Tuy nhiên, nếu không biết nơi bị đơn cư trú thì nguyên đơn có thể nộp đơn tới Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc có tài sản để giải quyết tranh chấp chia tài sản chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.
Nguyên đơn có thể nộp đơn dưới ba hình thức: nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
2. Tiếp nhận hồ sơ
Thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện của nguyên đơn được quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Sau khi tiếp nhận đơn, Tòa án tiến hành hoạt động xác nhận việc nhận đơn và ghi vào sổ nhận đơn. Trong đó, việc xác nhận đối với hình thức nộp đơn trực tiếp là giấy xác nhận, nộp đơn qua đường bưu điện sau 02 ngày gửi thông báo nhận đơn, nộp trực tuyến thì thông báo qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc Tòa án sẽ phân công 01 Thẩm phán thực hiện thủ tục xem xét đơn khởi kiện.
3. Thụ lý vụ án
Theo Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 khi Thẩm phán ra Quyết định thụ lý vụ án, Tòa án sẽ phải thông báo ngay cho người khởi kiện để họ thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí nếu có. Nguyên đơn phải hoàn tất việc nộp tiền tạm ứng án phí trong vòng 07 ngày và nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, lúc này Thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý vụ án, thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về vụ án.
4. Chuẩn bị xét xử
Thủ tục đầu tiên trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là hòa giải. Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự có thể thỏa thuận. Hòa giải có hai kết quả, nếu hòa giải thành sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi ý kiến thì Thẩm phán ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Nếu hòa giải không thành, thẩm phán ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Hòa giải có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn của các bên, Thẩm phán côi trọng bước này vì nếu hòa giải thành, Thẩm phán được ví như "ông tơ, bà nguyệt" se duyên lại lần nữa cho các cặp vợ chồng, gắn kết lại gia đình một nhân tố quan trọng cho sự phát triển của xã hội.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành thu thập chứng cứ và áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu xét thấy cần thiết hoặc nếu có yêu cầu của đương sự. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn là 04 tháng kể từ ngày thụ lý trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc có tình tiết phức tạp thì được gia hạn tối đa không quá 02 tháng. Như vậy thời hạn chuẩn bị xét xử là từ 04 – 06 tháng.
5. Xét xử
Kể từ ngày Thẩm phán ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn 01 tháng Tòa án phải mở phiên tòa hoặc 02 tháng nếu có lý do chính đáng.
Sau khi Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, ra bản án nếu các bên đương sự cảm thấy không thỏa đáng thì có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Nếu nhận thấy yêu cầu kháng cáo là hợp lý, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ thụ lý vụ án và giải quyết vụ án. Về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là 02 tháng, trừ trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm 01 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
Tuy nhiên, nếu vụ án ly hôn đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án xét xử theo thủ tục rút gọn thời gian không quá 01 tháng. Đồng thời không quy định về gia hạn thời hạn xét xử. Như vậy, quy trình ly hôn có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào tính phức tạp của vụ án và tình hình cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận