Luật thương mại 2005 thời hạn đại lý và những thông tin liên quan chấm dứt thời hạn đại lý

luật thương mại 2005 thời hạn đại lý
luật thương mại 2005 thời hạn đại lý

- Điều 166  Luật Thương mại năm 2005  quy định:

 

“ Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên địa lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. ”

 

- Điều 149 Bộ luật dân sự quy định:

 

“ Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.”

 

Như vậy, thời hạn đại lý là một khoản thời gian xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác mà trong thời gian đấy, các bên trong quan hệ hợp đồng đại lý phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận tại hợp đồng.

 

Thời hạn đại lý quy định tại Điều 177 Luật Thương mại 2005:

 

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
 

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.
 

Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.

 

3.Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.”

 

1. Về điều kiện thực hiện việc chấm dứt đại lý

 

Thời hạn đại lý chấm dứt được xem xét khi đáp một trong hai điều kiện: 

 

Thứ nhất, theo thỏa thuận giữa các bên:

 

Nếu như các bên có thỏa thuận hợp đồng đại lý chấm dứt tại một thời điểm nhất định, hoặc nếu xảy ra một sự kiện, hành vi nhất định… thì khi đó, thời hạn đại lý kết thúc và hai bên chấm dứt hợp đồng đại lý. Hai bên thỏa thuận hợp đồng đại lý hết thời hạn quy định sẽ chấm dứt thời hạn đại lý

 

- Hai bên thỏa thuận nếu có sự vi phạm của một bên hay có tình thế hay sự kiện nào xuất hiện thì cả hai bên chấm dứt hợp đồng đại lý hoặc một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý.

 

Thứ hai, theo quy định của pháp luật:

 

Khoản 1 Điều 177 quy định: “ Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời hạn chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.”

 

Theo đó, ngoài những trường hợp bên đại lý và bên giao đại lý đã thỏa thuận ở trên thì pháp luật quy định việc một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý cũng tức là thời hạn đại lý. Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền và lợi ích của bên còn lại và việc xử lý hậu quả của việc chấm dứt này thì pháp luật đã quy định khoản thời gian “ hợp lý” là không sớm hơn sáu mươi ngày kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý. Bình luận chút về khoảng thời gian sáu mười ngày kể từ thời điểm một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý thì khoảng thời gian sáu mươi ngày là không quá dài mà cũng không quá ngắn;nhà làm luật cũng dựa vào khảo sát thực tế khi thời gian này là phù hợp của bên đơn phương cho việc thông báo cho bên còn lại; để họ có đủ thời gian xử lý, thực hiện công việc; tránh trường hợp thông báo thời gian quá khẩn cấp sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích các bên.

 

 

 

2.  Chủ thể đại lý:

 

-Chủ thể có quyền chấm dứt thời hạn đại lý thương mại là bên đại lý và bên giao đại lý. Theo điều 167 Luật thương mại 2005, bên đại lý và bên giao đại lý đều phải là thương nhân, tức là “ Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.” 

 

+ Bên đại lý: là thương nhân nhận hàng hóa làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc nhận ủy quyền cung ững dịch vụ.

 

+ Bên giao đai lý: là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền cho đại lý mua hoặc ủy quyền thực hiện dịch vụ cho bên đại lý cung ứng dịch vụ

 

Để trở thành thương nhân, các chủ thể tham gia quan hệ thương mại cần:

 

+ Các chủ thể phải có năng lực hành vi thương mại.Tức là, chủ thể của hợp đồng đại lý phải đảm bảo khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Thông qua đó, các chủ thể có khả năng bằng hành vi của mình xác lập giao kết hợp đồng, thể hiện ý chí mong muốn giao kết, đảm bảo tính tự nguyện trong việc giao kết đó.

 

+ Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại

 

Điều 167 Luật thương mại 2005 quy định cụ thể về hai bên chủ thể trong hợp đồng đại lý như sau:

 

"1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

 

  1. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ."

 

+ Các hoạt động thương mại phải được thương nhân thực hiện một cách độc lập, tự nguyện.

 

+ Các hoạt động thương mại phải được thương nhân tiến hành một cách thường xuyên và mang tính nghề nghiệp.

 

+ Thương nhân phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh;

 

 

 

3. Hậu quả pháp lý khi chấm dứt thời hạn đại lý: 

 

Khi chấm dứt thời hạn đại lý, quyền và nghĩa vụ các bên sẽ được thực hiện theo thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 177 Luật Thương mại 2005:

 

-Trường hợp không có thỏa thuận, bên giao đại lý là bên chấm dứt hợp đồng:

 

“2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó. Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.” ( khoản 2 Điều 177)

 

Trong trường hợp này bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó. Giá trị khoản bồi thường được tính như sau: 

 

+ Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý.

 

+ Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.

 

Trường hợp bên đại lý thông báo chấm dứt thời hạn đại lý:

 

Nếu không có thỏa thuận, hậu quả pháp lý khi chấm dứt thời hạn được thực hiện theo khoản 3 Điều 177 Luật thương mại 2005:

 

“3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.”

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo