Để đánh giá một văn bản pháp luật có thể sử dụng nhiều phương pháp trong đó có một phương pháp hay được dùng để tìm ra và khắc phục các điểm yếu của văn bản pháp luật đó là sử dụng phương pháp so sánh. luật so sánh đã xuất hiện từ rất sớm, vậy để tìm hiểu xem luật so sánh là gì, đối tượng và đặc điểm cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan ra sao hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.
1. Luật so sánh là gì?
- Luật so sánh là một ngành khoa học. Xung quanh định nghĩa về luật so sánh dưới góc độ là một môn khoa học thì cũng có nhiều quan điểm khác nhau. (1) Theo Zweigert và Kortz, luật so sánh là hoạt động trí tuệ mà pháp luật là đối tượng và so sánh là quá trình hoạt động (2) Theo Peter de Cruz, LSS nghiên cứu có hệ thống các truyền thống pháp luật và QPPL, dựa trên cơ sở so sánh. Vậy, luật so sánh có đối tượng nghiên cứu là pháp luật nước ngoài và phương pháp nghiên cứu chủ yếu là so sánh.
- Theo quan điểm của PGS.TS Ngô Huy Cương: luật so sánh là một môn khoa học pháp lý sử dụng tổng quát các phương pháp so sánh làm trọng yếu để nghiên cứu các vấn đề pháp luật thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau, nghiên cứu hệ thống pháp luật các nước một cách riêng biệt và nghiên cứu việc sử dụng, cũng như hiệu quả của phương pháp so sánh pháp luật.
Luật so sánh có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng, cho phép con người tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của các đối tượng cần nghiên cứu, cũng như giải thích nguồn gốc của chúng. Từ đó, có thể phát triển những ngành khoa học mới. Áp dụng Luật so sánh như một ngành khoa học pháp lý giúp con người khám phá các mối quan hệ giữa các hệ thống pháp luật, giải thích nguồn gốc của sự tương đồng và khác biệt. Nhờ điều này, hệ thống pháp luật quốc gia có thể được hoàn thiện để hòa nhập vào thế giới, tạo sự hài hòa và định hướng nhất quán cho pháp luật của các nước trên thế giới.
2. Đối tượng của luật so sánh
Đối tượng của luật so sánh gồm pháp luật của các nước trên thế giới với pháp luật của Việt Nam hoặc giữa các văn bản pháp luật của Việt Nam với nhau như so sánh Luật Thương mại với Luật Dân sự...
3. Mục đích và chức năng của luật so sánh
Mục đích của luật so sánh là: nâng cao hiểu biết của mọi người về các hệ thống pháp luật trên thế giới, hỗ trợ cải cách pháp luật của quốc gia, tìm ra các giải pháp để khắc phục nhược điểm cho luật thực đinh và cuối cùng là hỗ trợ việc thực hiện và áp dụng pháp luật.
Chức năng của luật so sánh là: so sánh các hệ thống pháp luật trên thế giới nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt; đánh giá, so sánh các giải pháp của pháp luật các nước; phân nhóm pháp luật; nghiên cứu sự hiệu quả của pháp luật các nước.
4. Một số câu hỏi có liên quan
Phương pháp sử dụng trong luật so sánh?
Phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu luật so sánh là phương pháp so sánh.
Đặc điểm của luật so sánh?
- Luật so sánh không phải là ngành luật hay lĩnh vực pháp luật thực định.
- Luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của giữa chúng.
- Nghiên cứu luật so sánh không đồng nhất nghiên cứu pháp luật nước ngoài;
- Luật so sánh là một ngành luật khoa học độc lập trong khoa học pháp lý;
- Luật so sánh có phạm vi nghiên cứu rất rộng.
Sự hình thành và phát triển của luật học so sánh ở Việt Nam như thế nào?
Trước 1986, luật so sánh ở Việt Nam hầu hết là luật so sánh lập pháp. Thời kì phong kiến, các nhà làm luật Việt hầu hết học hỏi từ pháp luật Trung Quốc cả về tư tưởng, hình thức, nội dung.
Sau Cách mạng tháng 8, pháp luật hầu hết được xây dựng từ các nước XHCN, ví dụ như Hiến pháp 1959 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo về việc tham khảo Hiến pháp các nước bạn, nên nó được coi như sản phẩm của so sánh pháp luật.
Từ 1954 - 1975, các nhà làm luật miền Nam đã tham khảo pháp luật nước ngoài để xây dựng luật, ví dụ luật tư như Hôn nhân gia đình, thương mại, dân sự… luật so sánh học thuật có 1 số nghiên cứu, các tác giả như Ngô Bá Thành, Vũ Văn Mẫu…
Sau 1975, hoạt động xây dựng pháp luật phát triển, vẫn tiếp tục học tập các nước XHCN (đặc biệt là Liên Xô).
Từ 1986 đến nay: luật so sánh phát triển cả hai lĩnh vực lập pháp và học thuật:
- Luật so sánh lập pháp: Học hỏi các nước đã phát triển nền kinh tế thị trường;
- Luật so sánh học thuật: Xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu hơn; các tổ chức chuyên về luật so sánh cũng được thành lập.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu về luật so sánh là gì. Nội dung bài viết có giới thiệu về khái niệm luật so sánh, đối tượng, chức năng, mục tiêu, đặc điểm của luật so sánh. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: https://accgroup.vn/ để được tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận