Luật dân sự là gì? (Cập nhật 2024)

Bạn đang cần tìm hiểu về hệ thống pháp luật Việt Nam. Bạn đang muốn làm rõ khái niệm Luật dân sự là gì? Tìm hiểu chung về các thông tin có liên quan đến luật dân sự. Những nguyên tắc của Bộ luật dân sự là gì? Sau đây, ACC xin cung cấp một số kiến thức pháp lý có liên quan đến những nội dung trên, giúp bạn đọc hiểu thêm về luật dân sự. Hãy cùng theo dõi nhé.

luật dân sự là gì
Luật dân sự là gì?

1. Luật dân sự là gì?

Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật nhà nước Việt Nam, bao gồm các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác; các quan hệ dân sự này dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó.

2. Nguyên tắc của pháp luật dân sự

Nguyên tắc 01: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, ngang hàng nhau; không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”

Điều này được hiểu rằng bất kỳ cá nhân, pháp nhân miễn là chủ thể tham gia vào các mối quan hệ dân sự thì đều có quyền và nghĩa vụ ngang hàng nhau trong việc thực hiện hành vi và giải quyết tranh chấp mà không có sự phân biệt, thiên vị nào kể cả trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

Nguyên tắc 02: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”

Tất cả cam kết, thỏa thuận đều không được vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức - xã hội, có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

Nguyên tắc 03: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”

Nguyên tắc thiện chí, trung thực là một trong những truyền thống đạo đức tiêu biểu. Việc hướng đến sự tích cực, tôn trọng lẽ phải, đề cao sự thật trong quá trình thực hiện cũng như chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự sẽ mang đến lợi ích cho các chủ thể tham gia quan hệ dân sự.

Nguyên tắc 04: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”

Nguyên tắc này đề cao lợi ích chung của đất nước, của dân tộc và của mọi người; đồng thời thể hiện sự tôn trọng chủ thế khác. Vì các quan hệ dân sự trên thực tế có thể phát sinh rất nhiều, do đó, một số quan hệ dân sự chưa được pháp luật quy định cụ thể. Theo đó, các chủ thể có thể thực hiện những cam kết, thỏa thuận mà chưa được pháp luật quy định. Tuy nhiên, nếu việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự làm ảnh hưởng xấu đến các lợi ích chung nêu trên thì quan hệ dân sự đó phải chấm dứt và không có hiệu lực, giá trị pháp lý, không được pháp luật công nhận và bảo hộ.

Nguyên tắc 5: “Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”

Khi thực hiện các hành vi vi pháp pháp luật (bao gồm cả thực hiện hoặc không thực hiện), chủ thể có thể nhận các chế tài phù hợp theo quy định của pháp luật. Điều này giúp điều chỉnh các hành vi dân sự, giúp các chủ thể nghiêm chỉnh chấp hành đúng quy định pháp luật. Đồng thời, góp phần răn đe xã hội và các chủ thể khác.

Trên đây là một số thông tin pháp lý nhằm làm rõ về chủ đề luật dân sự là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về vấn đề nào hay có tình huống pháp lý gì cần chúng tôi hỗ trợ tư vấn và giải quyết thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (800 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo