Hệ thống pháp luật là gì? [cập nhật 2024]

Hệ thống pháp luật là một thuật ngữ không hề xa lạ đối với lĩnh vực khoa học pháp lý. Hệ thống pháp luật chính là một trong những nội dung quan trọng để xây dựng nên nền pháp lý của bất kỳ một quốc gia nào. Vậy hệ thống pháp luật là gì? Cấu trúc và nội dung của hệ thống pháp luật được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Hệ thống pháp luật là gì
Hệ thống pháp luật là gì

1. Khái niệm hệ thống pháp luật là gì?

Định nghĩa hệ thống pháp luật

- Định nghĩa hệ thống pháp luật là gì được hiểu là tập hợp văn bản pháp luật mà trong đó là các quy phạm pháp luật được sắp xếp một cách có tổ chức và tạo thành một cấu trúc thống nhất. Hệ thống pháp luật được phân chia dựa trên các tiêu chí khác nhau, như: quan hệ xã hội điều chỉnh, mục đích điều chỉnh và chủ thể ban hành. 

Đặc điểm của hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật có những đặc điểm nổi bật như sau:

- Được hình thành dựa trên sự tất yếu của mục đích quản lý nhà nước, xã hội.

- Đa dạng nhưng có sự thống nhất nội tại tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Đồng thời, giữa các thành phần trong hệ thống pháp luật cũng có sự tác động qua lại lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau.

- Luôn có sự thay đổi thường xuyên bởi sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau: điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa, chính trị.

2. Cấu trúc của hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật là gì được tạo thành từ hai bộ phận chính là: cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài.

Thứ nhất, cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật

- Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật được xây dựng trong mỗi văn bản pháp luật. Những quy phạm này có sự thống nhất nội tại với nhau và được phân loại dựa theo sự phân chia giữa các ngành luật.

- Mỗi bao gồm nhiều các quy phạm pháp luật khác nhau và cũng mang sự thống nhất trong chính nó bởi có chung một đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh. 

- Mỗi quy phạm pháp luật lại bao gồm những bộ phận nhỏ hơn để tạo thành: phần giả định, phần nội dung và phần chế tài. 

Thứ hai, cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật

- Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh các quan hệ xã hội trong phạm vi và đối tượng điều chỉnh của mình.

- Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần đảm bảo theo một trình tự và nguyên tắc nhất định đã được quy định thì mới được công nhận là hợp pháp. 

- Tại Việt Nam, cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật được phân thành các văn bản luật và văn bản dưới luật. Ví dụ: Luật Doanh nghiệp năm 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

3. Pháp điển hóa hệ thống pháp luật

Pháp điển hóa hệ thống pháp luật là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng cho sự thay đổi và phát triển hệ thống pháp luật là gì của bất kỳ quốc gia nào.

Khái niệm pháp điển hóa hệ thống pháp luật

- Căn cứ vào quan điểm trong Từ điển thuật ngữ Lý luận nhà nước và pháp luật (xuất bản năm 2008), pháp điển hóa được giải thích như sau:

"Pháp điển hoá là hình thức hệ thống hoá pháp luật trong đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật, các chế định luật, các văn bản quy phạm pháp luật trong ngành luật theo trình tự nhất định, loại bỏ những mâu thuẫn chồng chéo, các quy định lỗi thời và bổ sung những quy định mới”.

Nội dung pháp điển hóa hệ thống pháp luật

Từ định nghĩa, có thể thấy nội dung pháp điển hóa bao gồm:

- Pháp điển hóa về nội dung: Là thực hiện ban hành một văn bản pháp luật mới dựa trên việc kế thừa, hệ thống hoá và tập hợp các quy định ở nhiều văn bản pháp luật hiện hành nhưng có sự sửa đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi về văn hóa, kinh tế, chính trị. 

- Pháp điển hóa về hình thức: Là việc sắp xếp lại các quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật tại nhiều văn bản khác nhau thành các bộ luật. Hoạt động này không nhằm tạo thành một văn bản pháp luật mới mà chỉ để tạo nên sự thống nhất, logic giữa các quy phạm pháp luật với nhau. 

4. Những câu hỏi thường gặp

 Pháp luật là gì?

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Các hình thức thực hiện pháp luật?

Sử dụng pháp luật

Tuân thủ pháp luật

Thi hành pháp luật

Áp dụng pháp luật

Bản chất pháp luật?

- Bản chất giai cấp của pháp luật. Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

- Bản chất xã hội của pháp luật.

Các đặc trưng của pháp luật

Pháp luật có 03 đặc trưng cơ bản sau:

- Tính bắt buộc chung

- Tính quy phạm phổ biến

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

Trên đây là những nội dung liên quan đến hệ thống pháp luật là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích để gửi đến bạn đọc. Có thể thấy rằng hệ thống pháp luật chính là xương sống để tạo nên nền pháp lý của quốc gia. Nếu bạn đọc còn có những vướng mắc khác liên quan đến vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và cung cấp dịch vụ pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (534 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo