Nghị định 16/2017/NĐ-CP - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Lĩnh vực Tài chính, ngân hàng luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Vào ngày 17 tháng 02 năm 2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về Nghị định 16/2017/NĐ-CP - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nghi Dinh 16 2017 Nd Cp Bank

1. Giới thiệu về Nghị định 16/2017/NĐ-CP

Nghị định 16/2017/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ban hành ngày 17/02/2017 nhằm phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước. 

2. Nội dung của Nghị định 16/2017/NĐ-CP

  • Nghị định quy định về vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước như sau:

Theo Nghị định số 16/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của Việt Nam với chức năng: 

- Quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; 

- Phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ;

- Quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

  • Về nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn tại Luật Ngân hàng Nhà nước và Nghị định 123/2016 thì Ngân hàng Nhà nước còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau theo Nghị định 16/2017:

- Trình các dự án luật, dự thảo nghị quyết; dự án pháp lệnh; dự thảo nghị định.

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 

- Xây dựng các chỉ tiêu lạm phát hằng năm trình Chính phủ, sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; tổ chức thống kê, điều tra, thu thập và lưu trữ thông tin về kinh tế, tài chính, tiền tệ và ngân hàng trong và ngoài nước.

- Theo Nghị định số 16, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; kiểm tra, thanh tra, quản lý nhà nước đối với hoạt động ngoại hối, kinh doanh vàng, hoạt động phòng, chống rửa tiền;

- Quản lý bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp; quyết định điều chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng nhà nước.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

  • Về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 26 cơ quan, đơn vị. Theo đó, Nghị định 16/2017/CP đã bổ sung Vụ Truyền thông và bỏ ra khỏi cơ cấu Ngân hàng nhà nước 02 cơ quan, đơn vị là Văn phòng đại diện tại TP. HCM và Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các Vụ; Cục; Văn phòng, Sở Giao dịch; chi nhánh tại các tỉnh, thành; Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia; Viện Chiến lược ngân hàng; Thời báo và Tạp chí Ngân hàng; Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng và Học viện ngân hàng.

Xem toàn bộ Nghị định: Tại đây

3. Hiệu lực của Nghị định 16/2017/NĐ-CP 

- Nghị định này có hiệu lực từ ngày 17 tháng 02 năm 2017 với phạm vi toàn quốc.

- Tình trạng hiệu lực: hiện nay Nghị định này vẫn còn hiệu lực.

 

Trên đây là tất cả thông tin về Nghị định 16/2017/NĐ-CP - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo