Ngày nay, những vấn đề liên quan đến kiểm toán độc lập rất được mọi người quan tâm và chú trọng.Bởi lẽ, đây là một thủ tục mà chủ thể phải thực hiện đúng theo quy định pháp luật đối với các hoạt động tài chính. Vậy, luật kiểm toán độc lập 2011 quy định như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về luật kiểm toán độc lập 2011.
Luật kiểm toán độc lập 2011
1. Kiểm toán độc lập là gì?
Trước khi tìm hiểu luật kiểm toán độc lập 2011, chủ thể cần nắm được khái quát về kiểm toán độc lập.
Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
Trong đó:
– Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
– Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Những đặc trưng của của kiểm toán độc lập
Hoạt động một cách độc lập
Hoạt động kiểm toán độc lập không phụ thuộc vào doanh nghiệp là đối tượng kiểm toán mà kiểm toán độc lập được thực hiện bởi một bên thứ ba, một tổ chức riêng được thành lập theo thủ tục riêng, có tiềm lực tài chính riêng,… Có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng tốt;
Cá nhân thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập cụ thể là các kiểm toán viên, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài trong các lĩnh vực liên quan đến kiểm tra, đánh giá báo cáo tài chính; hoạt động kiểm toán chỉ tuân theo pháp luật về kiểm toán. Vì vậy kết quả kiểm toán của hoạt động kiểm toán luôn đảm bảo độ khách quan và chính xác cao.
Hoạt động kiểm toán được phát sinh từ hợp đồng kiểm toán
Các công ty, doanh nghiệp đã tiến hành thuê các công ty kiểm toán để thực hiện kiểm tra, đánh giá, lấy ý kiến về các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình. Theo đó, hoạt động kiểm toán độc lập được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa công ty kiểm toán và doanh nghiệp cần kiểm toán được thể hiện dưới một hình thức hợp đồng dịch vụ hay cụ thể là hợp đồng kiểm toán.
Có đối tượng là báo cáo tài chính
Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Có thể nói, kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng, nhưng nhìn chung những đối tượng này đều trong phạm vi của báo cáo tài chính. Chính vì vậy báo cáo tài chính là đối tượng của hoạt động kiểm toán độc lập.
Nhằm mục đích chính là thu lợi nhuận
Hoạt động kiểm toán độc lập được thực hiện dựa trên các hợp đồng kiểm toán giữa giữa doanh nghiệp với bên thứ ba trong lĩnh vực kiểm toán. Do đó, có thể nói hoạt động kiểm toán là một nghề nghiệp đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán sẽ thực hiện việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, đổi lại họ sẽ nhận được một khoản thù lao tương ứng với những gì mang lại cho doanh nghiệp.
Như vậy, mục đích chính của kiểm toán độc lập là lợi nhuận thu được từ hoạt động kiểm toán độc lập.
2. Luật kiểm toán độc lập 2011
Luật kiểm toán độc lập 2011 cụ thể như sau:
Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động kiểm toán độc lập; quyền, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán.
Luật này áp dụng đối với kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, đơn vị được kiểm toán, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập.
Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động kiểm toán độc lập trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác; làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Vai trò của kiểm toán độc lập
Vai trò của kiểm toán độc lập cũng là một vấn đề cần thiết khi tìm hiểu luật kiểm toán độc lập 2011.
Tạo dựng niềm tin của những bên liên quan
Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xác minh, đảm bảo tính chính xác, trung thực của bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp (bao gồm bản báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính).
Thông qua hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các bên quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp như cơ quan thuế nhà nước, các nhà đầu tư, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay vốn, chủ doanh nghiệp sẽ nắm bắt được các thông tin cần thiết đảm bảo được độ tin cậy cao.
Để cho đảm bảo tính khách quan, cần có một đơn vị thứ 3 chuyên nghiệp thực hiện vấn đề này. Bên thứ 3 này sẽ đưa ra các ý kiến có giá trị và độc lập về báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý doanh nghiệp
Hoạt động kiểm toán độc lập sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có được cách nhìn, cách kiểm soát tài chính cho doanh nghiệp mình, tìm ra hướng đi, đưa ra các quyết định cho hoạt động của doanh nghiệp.
Thông qua kiểm toán báo cáo tài chính, chủ doanh nghiệp có thể để nắm bắt, xác minh được tình hình tài chính kế toán của công ty mình theo từng kỳ hạn. Các kiểm toán viên uy tín, hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán chuyên nghiệp sẽ thực hiện hoạt động kiểm toán và đưa ra được các ý kiến có giá trị cho doanh nghiệp khách hàng.
Những vấn đề có liên quan đến luật kiểm toán độc lập 2011 và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về luật kiểm toán độc lập 2011 sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến luật kiểm toán độc lập 2011 cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận