Kế toán là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu ở các đơn vị tổ chức, các doanh nghiệp. Không chỉ các đơn vị hoạt động vì lợi nhuận như Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay các ngân hàng, …. Mà các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như các đơn vị hành chính sự nghiệp, bênh viện, trường học… Có thể làm một phép tính nhỏ như thế này. Hiên nay trên thị trường có khoảng hơn 500.000 doanh nhiệp, và mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán. Nên công việc cho nghề này là rất rộng lớn. Bài viết dưới đây của ACC về Luật kế toán là gì? Tìm hiểu về luật kế toán hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Luật kế toán là gì? Tìm hiểu về luật kế toán
I. Khái niệm Luật kế toán
Luật kế toán là tổng thể những quy định bắt buộc về nội dung công tác, tổ chức bộ máy, người làm kế toán, những hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
Luật kế toán do các cơ quan ban ngành nhà nước đặt ra nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ tốt nhất cho doanh nghiệp, kế toán đồng thời giúp nhà nước dễ dàng quản lý mọi hoạt động.
II. Các văn bản pháp luật kế toán cần tuân thủ
(1) Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019.
(2) Luật kế toán 2015.
(3) Luật Kiểm toán nhà nước 2015.
(4) Luật kiểm toán độc lập 2011.
(5) Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.
(6) Nghị định 134/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 84/2016/NĐ-CP về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.
(7) Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
(8) Nghị định 64/2020/NĐ-CP hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul.
(9) Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ.
(10) Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
(11) Nghị định 66/2018/NĐ-CP quy định về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước.
(12) Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
(13) Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán.
(14) Nghị định 94/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thống kê.
(15) Nghị định 84/2016/NĐ-CP về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.
(16) Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
(17) Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập.
(18) Nghị định 30/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập.
(19) Nghị định 07/2006/NĐ-CP về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
III. Tìm hiểu về luật kế toán
1. Đối tượng áp dụng luật kế toán
Các đối tượng áp dụng luật kế toán gồm:
- Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh, tổ hợp tác.
- Người làm công tác kế toán.
- Kế toán viên hành nghề; doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
2. Vai trò và ý nghĩa của luật kế toán đối với doanh nghiệp
Bộ phận kế toán là bộ phận nòng cốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp, vì thế, luật kế toán có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, cụ thể:
- Với những quy định, quy tắc được các cơ quan nhà nước ban hành giúp công tác kế toán và hoạt động quản lý của doanh nghiệp được chặt chẽ, đúng quy định.
- Thông qua những quy định của luật kế toán, doanh nghiệp xác định được những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định để tuân thủ.
- Đồng thời, các sổ sách kế toán được chuẩn mực và giúp doanh nghiệp, nhà nước dễ dàng theo dõi, quản lý để dõi được sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh, tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
-
Luật kế toán còn là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng chứng về hành vi thương mại.
3. Nghĩa vụ của doanh nghiệp với cơ quan thuế
Dựa vào ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động, loại hình doanh nghiệp và cả vốn điều lệ khi đăng ký thành lập mà mỗi doanh nghiệp chịu những mức thuế khác nhau. Trong đó, các loại thuế doanh nghiệp bắt buộc phải nộp là: thuế môn bài, thuế GTGT (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế sẽ được chính quyền bảo vệ quyền lợi pháp lý chính đáng và được tạo điều kiện để kinh doanh thuận lợi.
Việc thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ không chỉ giúp doanh nghiệp làm tròn nghĩa vụ mà còn là thể hiện đạo đức kinh doanh cũng như tăng uy tín, hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp đối với các đối tác trong nước cũng như với nước ngoài. Từ đó tạo nên những lợi thế cạnh trạnh cũng như những cơ hội kinh doanh khác.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Luật kế toán là gì? Tìm hiểu về luật kế toán. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Luật kế toán là gì? Tìm hiểu về luật kế toán, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận