Luật Giao thông đường bộ mới nhất 2024? Thông tư, Nghị định hướng dẫn Luật giao thông đường bộ là văn bản nào?

1.Luật Giao thông đường bộ mới nhất 2023 là Luật nào?

Ngày 13/11/2008, Quốc hội đã ban hành Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

luật giao thông đường bộ mới nhất

Cho đến nay, Quốc hội chưa ban hành Luật giao thông đường bộ mới nhất nào khác. Do đó, Luật Giao thông đường bộ 2008 vẫn còn hiệu lực và được tiếp tục áp dụng trong năm 2023.

2.Luật giao thông đường bộ mới nhất 2023? Thông tư, nghị định hướng dẫn Luật giao thông đường bộ ra sao?


Tính từ thời điểm có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2009, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã có 02 văn bản sửa đổi, bổ sung.

Cụ thể:

- Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019;

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018.

Những văn bản này vẫn còn hiệu lực tính đến thời điểm hiện tại.

Thông tư nào hướng dẫn Luật giao thông đường bộ mới nhất?
Các thông tư hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ 2008 vẫn còn hiệu lực được liệt kê như sau:

- Thông tư 17/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

- Thông tư 16/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm;

- Thông tư 04/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

- Thông tư 15/2022/TT-BCA ngày 06 tháng 04 năm 2022;

- Thông tư 41/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

- Thông tư 45/2021/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ;

- Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định về quản lý, hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ;

- Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Thông tư 02/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do;

- Thông tư 01/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

- Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

- Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

- Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư 22/2019/TT-BGTVT quy định về đăng ký xe máy chuyên dùng;

- Thông tư 42/2018/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm;

- Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;

- Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

- Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ;

- Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe;

- Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức giao thông và đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ;

- Thông tư 54/2014/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 30/2011/TT-BGTVT quy định việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới;

- Thông tư 55/2014/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 31/2011/TT-BGTVT về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu;

- Thông tư 46/2014/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 08/2009/TT-BGTVT hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai, ba bánh và xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa;

- Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Thông tư 35/2013/TT-BGTVT quy định về xếp hàng hóa trên xe ôtô khi tham gia giao thông trên đường bộ;

- Thông tư 31/2011/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu;

- Thông tư 30/2011/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới;

- Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-BCA-BGTVT quy định về phối hợp cung cấp số liệu đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

- Thông tư 08/2009/TT-BGTVT hướng dẫn sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa

Nghị định hướng dẫn Luật giao thông đường bộ mới nhất là Nghị định nào?
Các nghị định hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ 2008 vẫn còn hiệu lực tính đến thời điểm hiện tại bao gồm:

- Nghị định 70/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đường bộ;

- Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

- Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;

- Nghị định 117/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

- Nghị định 144/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về vận tải đa phương thức;

- Nghị định 125/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 64/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Nghị định 64/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Nghị định 32/2014/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc;

- Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Nghị định 109/2009/NĐ-CP về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

- Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức.

Mọi người cùng hỏi :

Câu hỏi 1: Luật giao thông đường bộ là gì?

Trả lời: Luật giao thông đường bộ là một hệ thống các quy định pháp lý được đề ra để quản lý và điều chỉnh việc tham gia giao thông trên đường bộ. Nó bao gồm các quy tắc, điều khoản và biện pháp nhằm đảm bảo an toàn và trật tự giao thông, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người tham gia giao thông, và giữ gìn trật tự công cộng.

Câu hỏi 2: Luật giao thông đường bộ quy định những điều gì?

Trả lời: Luật giao thông đường bộ quy định những điều sau:

  • Quy tắc về tốc độ, khoảng cách giữa các phương tiện, và các biển báo hướng dẫn.

  • Nghĩa vụ của người tham gia giao thông như việc đeo mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn, tuân thủ tín hiệu giao thông.

  • Điều kiện và quy trình để tham gia giao thông, như đủ tuổi lái xe, giấy phép lái xe, và đăng ký phương tiện.

  • Các biện pháp và hình phạt áp dụng đối với các vi phạm giao thông và hành vi vi phạm luật giao thông.

Câu hỏi 3: Luật giao thông đường bộ tại Việt Nam được quy định bởi cơ quan nào?

Trả lời: Luật giao thông đường bộ tại Việt Nam được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền là Bộ Giao thông Vận tải, và đang áp dụng từ ngày 01/01/2008.

Câu hỏi 4: Tại sao luật giao thông đường bộ quan trọng?

Trả lời: Luật giao thông đường bộ là quan trọng để bảo đảm an toàn giao thông, giảm nguy cơ tai nạn và thương vong, duy trì trật tự giao thông, và bảo vệ quyền lợi của người tham gia giao thông. Nó giúp tạo môi trường giao thông an toàn và văn minh, đồng thời xây dựng tinh thần tự giác và trách nhiệm trong việc tham gia giao thông của mọi người.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo