Nội dung nguyên tắc phối hợp giữa của Cảnh sát biển Việt Nam

Việc cập nhật các thông tin, nội dung hay các quy định của pháp luật về lĩnh vực biển đảo luôn là một trong những kiến thức cần thiết. Bởi lẽ, đây không chỉ là một trong lĩnh vực hết sức thú vị mà nó còn là những thông tin liên quan mật thiết đến chủ quyền biển đảo nước ta, vốn là một trong những vấn đề được đông đảo quý bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới dây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc Nội dung nguyên tắc phối hợp giữa của Cảnh sát biển Việt Nam.

Cảnh Sát Biển Việt Nam
Nội dung nguyên tắc phối hợp giữa của Cảnh sát biển Việt Nam

1. Cơ quan nào có thẩm quyền quy định việc phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng?

Căn cứ khoản 2 Điều 22 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định phạm vi phối hợp như sau:

Phạm vi phối hợp
1. Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng.Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Nguyên tắc phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 23 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định nguyên tắc phối hợp như sau:

Nguyên tắc phối hợp
1. Việc phối hợp phải trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
2. Cảnh sát biển Việt Nam và cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp phối hợp để giải quyết kịp thời các vụ việc và hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
3. Bảo đảm sự chủ trì, điều hành tập trung, thống nhất, giữ bí mật thông tin về quốc phòng, an ninh và biện pháp nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng trong quá trình phối hợp.
4. Bảo đảm chủ động, linh hoạt, cụ thể và hiệu quả, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì, phối hợp.
5. Trên cùng một vùng biển, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng thì cơ quan, tổ chức, lực lượng nào phát hiện trước phải xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định; trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì chuyển giao hồ sơ, người, tang vật, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, lực lượng có thẩm quyền chủ trì giải quyết. Cơ quan, tổ chức, lực lượng tiếp nhận có trách nhiệm thông báo kết quả điều tra, xử lý cho cơ quan, tổ chức, lực lượng chuyển giao biết.Như vậy, nguyên tắc phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng được quy định như trên.

3. Nội dung phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 24 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định nội dung phối hợp như sau:

Nội dung phối hợp
1. Trao đổi thông tin, tài liệu; đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.
3. Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân hoạt động hợp pháp trên biển.
4. Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật; đấu tranh, phòng, chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.
5. Phòng, chống thiên tai; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển.
6. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế.
8. Thực hiện các hoạt động phối hợp khác có liên quan.Như vậy, nội dung phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng được quy định như trên.

4. Thông tin về Luật Cảnh sát biển Việt Nam hiện hành

Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2018.

  • Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2019
Cảnh sát biển Việt Nam
Số ký hiệu 33/2018/QH14 Ngày ban hành 19/11/2018
Loại văn bản Luật Ngày có hiệu lực 01/07/2019
Nguồn thu thập Công báo số 1135-1136/2018 Ngày đăng công báo ...
Ngành Quốc phòng Lĩnh vực
  • Cảnh sát biển
Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Phạm vi Toàn quốc
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực

Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam số 03/2008/PL-UBTVQH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Trên đây là nội dung về Nội dung nguyên tắc phối hợp giữa của Cảnh sát biển Việt Nam. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo