Các bước lập kế hoạch kinh doanh cho người mới bắt đầu

Kinh doanh hiện đang là lĩnh vực được rất nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ lựa chọn để tạo thu nhập cho bản thân. Nhưng để kinh doanh suôn sẻ và hiệu quả, bạn cần rất nhiều yếu tố quan trọng như tài chính, thị trường hay mục tiêu. Vậy thì hãy cùng ACC GROUP tham khảo ngay 9 Bước Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Người Mới Bắt Đầu dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn nhé. 

lựa chọn lĩnh vực kinh doanh cho bản thân
lựa chọn lĩnh vực kinh doanh cho bản thân

Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh 

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất bởi ý tưởng kinh doanh chính là xương sống, là linh hồn của kế hoạch cũng như công việc kinh doanh của bạn sau này. Vì vậy, hãy xây dựng kế hoạch của bạn với một ý tưởng rõ ràng, độc đáo, khả thi và mang tính cá nhân. Cho dù ý tưởng có kỳ lạ đến đâu, đừng ngại thực hiện nó vì nó có thể giúp bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh khác. 

Bước 2: Đặt mục tiêu 

Mục tiêu chính là thước đo vị trí và mục tiêu hiện tại của bạn, là động lực để bạn xác định rõ phương pháp, con đường phấn đấu và hoàn thành kế hoạch của mình. Để xây dựng một mục tiêu, bạn phải trả lời được một số câu hỏi như: Đích đến của bạn là gì? Bạn cần đạt được điều gì? Khi nào bạn đạt được mục tiêu của mình? Tiêu chí của bạn để thiết lập mục tiêu là gì?… 

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường 

Người ta vẫn nói “thương trường là chiến trường”, vậy nên để trụ vững trong lĩnh vực khó khăn này, bạn phải có hiểu biết sâu rộng và cái nhìn sâu sắc về nó. Nghiên cứu và phân tích là hai hoạt động cần thiết để hiểu rõ môi trường kinh doanh, đối tượng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh hay phân khúc thị trường trong lĩnh vực hoạt động của bạn. Từ đó, xác định điểm mạnh và sự khác biệt của công ty bạn. 

Bước 4: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức bằng biểu đồ SWOT 

Lập biểu đồ SWOT là cách hiệu quả nhất để bạn hiểu doanh nghiệp của mình. Bạn sẽ biết điểm mạnh, điểm tốt, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà bạn sẽ gặp phải. Từ đó định hình hướng đi hay phương pháp phù hợp để kế hoạch kinh doanh của bạn phát huy và khắc phục các yếu tố trên. 

Bước 5: Xác định mô hình kinh doanh 

Thật khó nếu bạn là người duy nhất đi từ A đến Z, vì vậy một mô hình kinh doanh vững chắc sẽ giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động trơn tru và có tổ chức. Bạn cần xác định mình muốn theo đuổi mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay hộ kinh doanh để có sự chuẩn bị phù hợp, nhất là về mặt hồ sơ pháp lý. 

Bước 6: Xây dựng kế hoạch tiếp thị 

Marketing chính là cầu nối đưa sản phẩm của công ty bạn đến với đối tượng mục tiêu, truyền tải hình ảnh, giá trị của sản phẩm và công ty đến với công chúng từ đó giúp tăng doanh thu công ty cũng như độ nhận diện thương hiệu. Do đó, bạn cần lên chiến dịch marketing bài bản, lâu dài, linh hoạt và từng bước một để đạt hiệu quả cao nhất. 

Bước 7: Xây dựng kế hoạch quản lý nguồn nhân lực 

Dù mô hình kinh doanh của bạn là nhỏ hay lớn, bạn cũng nên chuẩn bị kế hoạch quản lý nguồn nhân lực để đảm bảo từng mắt xích trong chuỗi hoạt động trơn tru và nhất quán. Bạn có thể không trực tiếp quản lý nhân viên, nhưng bạn sẽ nắm được tình hình thông qua các phòng ban, đội ngũ quản lý mà bạn xây dựng và đưa ra kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của mình. 

Bước 8: Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính

Quản lý dòng tiền hay nói cách khác là quản lý vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh bởi nếu không biết phân bổ vốn hợp lý rất dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ hoặc lãi không bù được. Một kế hoạch quản lý tài chính sẽ giúp bạn kiểm soát được số tiền cần chi, số tiền đã tiêu, thu nhập, thời gian thu hồi vốn… tránh thất thoát vốn và có khả năng thu về lợi nhuận sớm hơn. 

Bước 9: Triển khai kế hoạch 

Đây là bước cuối cùng để bạn đạt được tất cả những điều được liệt kê ở trên. Điều kiện tiên quyết ở đây là bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong kế hoạch của mình. Nếu có điều gì xảy ra khiến kế hoạch phải thay đổi, bạn nên cân nhắc, tính toán thật kỹ trước khi điều chỉnh, thích nghi dần để không làm xáo trộn trật tự ban đầu, đồng thời gây ra những tổn thất, thất bại trong kinh doanh. Dưới đây là 9 bước lập kế hoạch kinh doanh cơ bản dành cho người mới bắt đầu để bạn sẵn sàng cho công việc kinh doanh của mình. Hi vọng các bạn đã nắm được những kiến ​​thức cơ bản và có thể thực hiện kế hoạch kinh doanh và gặt hái những kết quả tốt đẹp trong tương lai.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo