Lợi tức và lãi suất có khác nhau không?
Có thể nói, lãi suất và lợi tức là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt song có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đặc biệt, lãi suất tín dụng có nhiều điểm tương đồng, là một sự cụ thể hóa của khái niệm lợi tức ứng dụng. Hai khái niệm cụ thể về lợi tức và lãi suất được hiểu như sau:
- Lợi tức là các khoản tiền lợi nhuận (còn biết đến là lời, lãi) thu được khi đầu tư, kinh doanh hoặc gửi tiền tại ngân hàng.
- Lãi suất là số tiền người vay phải trả cho người cho vay, theo số tiền đang nợ, theo % lãi đã thỏa thuận và theo kỳ hạn nhất định. Công thức tính lãi suất là % lãi x số tiền gốc (số tiền đã vay). Lãi suất trả theo kỳ hạn theo ngày/tháng/năm tùy theo thống nhất.
Các khái niệm khác liên quan đến lợi tức
Liên quan đến lợi tức, có hai khái niệm khác bạn đọc cần biết đó là tỷ suất lợi tức và thuế lợi tức. Cụ thể sẽ được trình bày trong phần tiếp theo của bài viết.
Tỷ suất lợi tức là gì?
Tỷ suất lợi tức là gì? Theo đó, đây là tỷ lệ chênh lệch giữa lãi phải trả dựa trên số tiền vay ban đầu, theo một thời hạn nhất định, được tính theo đơn vị phần trăm. Công thức tính tỷ suất lợi tức là tiền lợi tức chia tổng số tiền vay, thương này nhân 100%: tỷ suất lợi tức = (lợi tức/tổng tiền vay) x 100%.
Thuế lợi tức là gì?
Khái niệm tiếp theo cần tìm hiểu là thuế lợi tức. Đây là số tiền mà công ty/doanh nghiệp kiếm được từ hoạt động buôn bán, kinh doanh, sản xuất, vận tải, dịch vụ,... trên lãnh thổ Việt Nam phải trích ra để nộp về cơ quan nhà nước. Những quy định cụ thể về số tiền, cách nộp được quy định cụ thể theo hiến pháp và pháp luật của nước ta.
Nội dung bài viết:
Bình luận