Lợi tức là gì trong kinh tế chính trị?

Khái quát lợi tức

Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản; khoản tiền lãi thu được do cho vay hoặc tiền gửi tại các ngân hàng; số tiền người vay trả cho chủ nợ hoặc ngân hàng trả cho người gửi tiền.

Xét về mặt nội dung, lợi tức là một phần giá trị thặng dư mà nhà doanh nghiệp phải nhượng lại cho ngân hàng cho vay hoặc người cho vay. Lợi tức cũng được xem như giá cả của tiền vay. Chủ sở hữu có thể tự mình khai thác hoặc cho người khác khai thác công dụng của tài sản để hưởng lợi tức.

Để hiểu rõ nguồn gốc và bản chất của lợi tức, cần phải xem xét dòng lưu chuyển của đồng tiền từ nhà tư bản cho vay đến nhà tư bản đi vay và ngược lại.

+ Đứng về phía nhà tư bản cho vay thì họ nhường quyền sử dụng tư bản của mình cho người khác trong một thời gian nhất định, nên thu được lợi tức.

+ Về phía nhà tư bản đi vay thì họ vay tiền về để đưa vào sản xuất - kinh doanh nên họ thu được lợi nhuận. Nhưng vì họ không có tư bản hoạt động nên phải đi vay. Trong quá trình vận động, tư bản hoạt động sẽ thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng vì để có tư bản hoạt dộng, trước đó anh ta đã phải đi vay, nên nhà tư bản đi vay (tức tư bản hoạt động) không được hưởng toàn bộ lợi nhuận bình quân, mà trong số lợi nhuận bình quân có một phần được trích ra để trả cho nhà tư bản cho vay dưới hình thức lợi tức.

+ Lợi tức (z) chính là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho uay đã bỏ ra cho nhà tư bản đi vay sử dụng.

+ Nguồn gốc của lợi tức chính là từ giá trị thặng dư do công nhân làm thuê sáng tạo ra từ trong lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, có thể khẳng định tư bản cho vay cũng gián tiếp bóc lột công nhân làm thuê thông qua nhà tư bản đi vay.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo