Hiện nay hình thức phạt nguội được áp dụng rộng rãi trên cả nước, hình thức này tuy đã được áp dụng từ lâu nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết hoặc chưa biết rõ về hình thức phạt nguội này.
1. Phạt nguội là gì?
Phạt nguội là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thông qua hệ thống camera. Hệ thống camera sẽ được lắp đặt trên các tuyến đường cao tốc hoặc nút giao thông trọng điểm.
Khi bị xử phạt theo hình thức này, thông tin và hình ảnh thu thập được sẽ được truyền về trung tâm xử lý. Trung tâm này sau đó sẽ in, truy xuất thông tin về người và phương tiện, xác định chính xác chủ phương tiện cũng như người của chủ phương tiện để cảnh cáo xử phạt hành chính người vi phạm.
2. Quy trình xử phạt nguội
Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định rõ quy trình tuần tra xử lý vi phạm hành cính về giao thông đường bộ như sau:
Bước 1: Thu thập, phát hiện những hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ
Đơn vị cảnh sát giao thông được giao nhiệm vụ tuần tram kiếm sát theo tuyến, địa bàn phụ trách, có trách nhiệm phối với với các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông để thực hiện các công việc như:
- Phối hợp khai thác, sử dụng dữ liệu quản lý, điều hành giao thông của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và đấu tranh phòng chống tội phạm;
- Tiếp nhận kết quả thu được từ phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ để sử dụng làm căn cứ xác định hành vi vi phạm hành chính và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Thông báo đến chủ phương tiện giao thông có hành vi vi phạm.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện giao thông và gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vệc vi phạm theo mẫu số 02 ban hành kèm theo thông tư 65/2020/TT-BCA. Đồng thời cập nhật thông tin của phương tiện giao thông vi phạm, đơn vị phát hiện vi phạm, số điện thoại liên hệ xử lý vi phạm vào phần mềm trên trang thông tin điện tử của Cục cảnh sát giao thông để chủ phương tiện, người vi phạm biết để giải quyết theo quy định và phần mềm cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát để nhân dạng, cảnh báo phương tiện giao thônng vi phạm đối với đơn vị, địa phương đã được trang bị.
Trường hợp quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo vi phạm mà chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện hành vi vi phạm chưa đến trụ sở cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm để giải quyết việc vi phạm, thì người có thẩm quyết xử phạt tiếp tục thực hiện gửi thông báo đến Công an xã, phường, thị trấn- Nơi chủ phương tiện cư trú, học tập, công tác hoặc nơi đặt trụ sở chính, đồng thời gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm (đối với chủ phương tiện xe ô tô, rơ mooc, sơ mi rơ mooc, xe máy chuyên dùng) để phối hợp thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Bước 3. Lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi 2020 quy định rõ: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250 nghìn đồng đối với cá nhân, 500 nghìn đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, kỹ thuật, thiết bị nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản, họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến việc bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ, quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Bước 4. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày đăng ký hành vi vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ được đăng ký và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính một lần. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh của Người có thẩm quyền xử phạt mà vẫn cố tình vi phạm thì Người có thẩm quyền xử phạt phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý hành chính thích hợp để chấm dứt hành vi vi phạm.
3. Thủ tục nộp phạt nguội
Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu tiền phạt và nộp biên lai thu tiền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Có các hình thức nộp phạt như sau: nộp phạt bằng tiền mặt trực tiếp cho Kho bạc hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc ra lệnh thu tiền phạt; Nộp phạt hoặc nộp phạt bằng chuyển khoản. Thời điểm xác định đối tượng nộp phạt đã hoàn thành nghĩa vụ nộp phạt là thời điểm Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt xác nhận trên Giấy nộp tiền nộp ngân sách chuyển giao.
Quy trình và thời hạn nộp phạt hành chính như sau:
Người nộp phạt lựa chọn hình thức nộp phạt phù hợp. Khi nộp tiền phạt, người, tổ chức nộp phạt phải ghi rõ trên giấy nộp phạt nội dung nộp phạt, số quyết định xử phạt, tên cơ quan ra quyết định xử phạt.
Sau khi nộp phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải gửi giấy nộp tiền phạt có xác nhận của kho bạc hoặc ngân hàng cho người có thẩm quyền xử phạt để thu hồi các chức danh tạm giữ theo quy định. Ngoài ra, theo Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA, người vi phạm giao thông còn được nộp phạt nguội qua Cổng dịch vụ công của Bộ Công an.
Để nộp phạt, người vi phạm thực hiện theo các bước sau:
Truy cập trang: https://dichvucong.bocongan.gov.vn => sau đó chọn Đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ => Biên bản xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ => Chọn nộp hồ sơ và làm theo hướng dẫn của hệ thống để nộp phạt.
4. Làm gì khi bị oan?
Đầu tiên, bạn cần kiểm tra hồ sơ và hình ảnh để chứng minh hành vi vi phạm. Xem đâu là nguyên nhân bị oan.
Có khá nhiều trường hợp khi đi đăng kiểm, chủ xe mới ngỡ ngàng phát hiện xe mình bị từ chối đăng kiểm do bị phạt nguội mà chưa được xử lý. Khi xem hình ảnh vi phạm, biển số đúng nhưng loại xe không phải xe của tôi hoặc biển số đúng nhưng màu xe không phải của tôi. Có những chiếc xe có màu sơn cũng như kiểu xe không giống xe của mình.
Trong những tình huống như vậy, chủ phương tiện sẽ xuất trình đầy đủ giấy tờ cho cơ quan chức năng để chứng minh chiếc xe trong ảnh vi phạm luật giao thông chứ không phải xe của mình, từ đó loại bỏ lỗi phạt nguội trên hệ thống CSGT.5. Có được xóa lỗi phạt nguội không và phải làm như thế nào?
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì quyết định này không được thi hành, trừ trường hợp quyết định xử phạt áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nêu trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Vì vậy, nếu người vi phạm cố tình trốn tránh hoặc trì hoãn thì lỗi phạt nguội sẽ không đương nhiên được xóa bỏ. Nếu người vi phạm không nộp phạt, tiền lãi trên số tiền phạt sẽ cao hơn. Như vậy sẽ gây thiệt hại cho người thực hiện hành vi vi phạm.
Nội dung bài viết:
Bình luận