Những lợi ích của việc thành lập chi nhánh [Cập nhật 2024]

Các công ty hiện nay đều mong muốn phát triển, mở rộng thị trường kinh doanh ra các tỉnh, địa bàn khác nhau để thuận lợi trong quá trình hoạt động, để mọi người biết đến thương hiệu của công ty. Khi đó, các công ty có thể lựa chọn hình thức thành lập chi nhánh công ty. Bài viết này sẽ bàn về Những lợi ích của việc thành lập chi nhánh [Cập nhật 2023]. Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI HÀ NỘI - DOANH NGHIỆP
Những lợi ích của việc thành lập chi nhánh [Cập nhật 2023]

1. Chi nhánh là gì?

Căn cứ theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Do đó, chi nhánh không có tư cách pháp nhân giống như các loại hình doanh nghiệp.
Chi nhánh bao gồm chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Địa chỉ của chi nhánh có thể không cùng với địa chỉ của trụ sở chính. Pháp luật về doanh nghiệp không phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập hay phụ thuộc, nhưng có sự khác nhau đối với chế độ kế toán của từng loại hình chi nhánh.
Trước khi đăng ký thành lập chi nhánh, bạn cần chọn trước loại hình hoạt động của chi nhánh phù hợp với nhu cầu của mình

1.1 Chi nhánh độc lập có đặc điểm như sau:

  • Có mã số thuế riêng, có con dấu riêng, tài khoản ngân hàng riêng, sử dụng hoá đơn và báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn tại chi nhánh;
  • Trực tiếp kê khai thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thế thu nhập doanh nghiệp tại chi nhánh.
  • Phòng kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán (mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chi nhánh được ghi sổ kế toán tại chi nhánh), tự lập và nộp báo cáo tài chính tại chi nhánh;
  • Chi nhánh độc lập sẽ tự làm hết mọi việc như một doanh nghiệp bình thường, công ty mẹ sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất;
  • Đối với những công ty có ngành dịch vụ ăn uống, thì được mặc định là hạch toán độc lập. Do ngành nghề liên quan đến ăn uống đăng ký ở quận nào thì quận đó quản lý, nên dù công ty thành lập chi nhánh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh thì vẫn phải đăng ký hình thức hoạch toán độc lập, kê khai thuế hằng quý, làm báo cáo tài chính cuối năm độc lập so với công ty mẹ.
Ưu điểm: Dễ quản lý chi phí, chứng từ, phân tích lỗ lãi của công ty và chi nhánh.
Nhược điểm: Cuối tháng phải lập 2 báo cáo tài chính, 2 báo cáo thuế (các loại), các báo cáo cho các cơ quan chức năng khác cũng phải làm riêng cho công ty và chi nhánh, chứng từ cũng phải

1.2 Chi nhánh phụ thuộc có đặc điểm như sau:

  • Chi nhánh phụ thuộc sẽ chuyển số liệu, hoá đơn, chứng từ, chi về công ty.
  • Công ty kết hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Số liệu trong sổ sách là một phần của sổ sách của công ty. Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh.
Ưu điểm: Giảm thiểu một số công việc kế toán như lập các loại báo cáo.
Nhược điểm: Khó quản lý chi phí, lỗ lãi, chứng từ.

2. Điều kiện để thành lập chi nhánh của doanh nghiệp Việt Nam.

2.1 Chủ thể thành lập chi nhánh

Các loại hình Công ty có thể thành lập chi nhánh gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần.
Khi các doanh nghiệp mong muốn mở rộng kinh doanh có thể thành lập một hoặc một vài chi nhánh tại địa chỉ khác để thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ các chức năng kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp chính.

2.2 Tên của chi nhánh

Tên chi nhánh là do doanh nghiệp tự lựa chọn nhưng phải tuân thủ quy tắc sau:
  • Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
  • Phần tên riêng trong tên chi nhánh  không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”
Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh cũng có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

2.3 Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh

Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh cho chi nhánh, bạn chỉ được đăng ký những ngành nghề kinh doanh mà đã được đăng ký cho doanh nghiệp sở hữu chi nhánh đó.
Nếu muốn đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh khác, bạn cần đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh đó cho doanh nghiệp chính trước rồi mới thực hiện việc đăng ký bổ sung cho chi nhánh sau.

2.4 Địa chỉ hoạt động của chi nhánh

Địa chỉ đăng ký hoạt động cho chi nhánh đặt trên lãnh thổ Việt Nam phải có đầy đủ các đơn vị hành chính sau:
  • Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn
  • Xã/phường/thị trấn
  • Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
  • Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng có thể thành lập chi nhánh của công ty tại nước ngoài.

2.5 Người đứng đầu của chi nhánh

Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được Doanh nghiệp bổ nhiệm, có thể là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người khác.

3. Quy trình các bước thành lập chi nhánh

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh. Hồ sơ cụ thể đối với từng loại hình công ty sẽ được hướng dẫn bên dưới.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh gửi tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi dự định thành lập chi nhánh qua 1 trong 3 phương thức sau:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa thuộc phòng đăng ký kinh doanh.
  • Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính viễn thông đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
Thời gian giải quyết hồ sơ thành lập chi nhánh là 3 ngày.
Lệ phí công bố thông tin: 100.000 VNĐ/lần đăng ký
Bước 3: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận thành lập chi nhánh. Hồ sơ sau khi được nộp và chấp nhận hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp.
Bước 4: Công bố thông tin, khắc dấu chi nhánh (nếu có). Thủ tục công bố nội dung đăng ký thành lập chi nhánh là bắt buộc khi nhận kết quả. Nội dung công bố bao gồm giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh và thông tin ngành nghề kinh doanh.

4. Những lợi ích của việc thành lập chi nhánh [Cập nhật 2023]

  • Lợi ích của việc thành lập chi nhánh là chi nhánh được hoạt động kinh doanh như công ty mẹ, được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế. Chi nhánh cũng có thể kê khai nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh hạch toán độc lập. Việc hoạt động độc lập như vậy giúp thuận tiện cho khách hàng khi chỉ cần đến chi nhánh gần nhất để giao dịch thay vì phải đến trực tiếp trụ sở chính của công ty. Do nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng nên thành lập chi nhánh là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp.
  • Tuy nhiên, công ty khi thành lập chi nhánh sẽ phát sinh thủ tục kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Đối với chi nhánh hạch toán độc lập, cuối năm chi nhánh cần lập báo cáo tài chính cho hoạt động của mình. Hiện nay, có hình thức địa điểm kinh doanh có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh mà không cần thực hiện kê khai thuế hàng quý, hàng năm. Do đó, nếu công ty định thành lập chi nhánh hạch toán độc lập có thể lựa chọn việc thành lập địa điểm kinh doanh để thay thế.
Trên đây là bài viết về Những lợi ích của việc thành lập chi nhánh [Cập nhật 2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo