Vai trò, ý nghĩa của pháp luật cạnh tranh - Công ty Luật ACC

Luật Cạnh tranh Việt Nam hiện nay hướng đến bảo vệ cạnh tranh tự do, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, đồng thời hướng đến mục tiêu công bằng đối với các chủ thể cạnh tranh. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh và chính sách cạnh tranh là các quy định và các biện pháp mà Nhà nước đặt ra để kích thích cạnh tranh trên thị trường. Bài viết dưới đây của ACC về Vai trò, ý nghĩa của pháp luật cạnh tranh - Công ty Luật ACC hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Mục tiêu của Luật Cạnh tranh

Vai trò, ý nghĩa của pháp luật cạnh tranh - Công ty Luật ACC

I. Khái niệm pháp luật cạnh tranh

– Pháp luật cạnh tranh nếu được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh, những quy định điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh và tất cả các qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trong các văn bản pháp luật có liên quan.

– Pháp luật cạnh tranh được thể hiện trong Luật cạnh tranh, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật có liên quan khác.

– Áp dụng pháp luật về cạnh tranh

+ Luật cạnh tranh 2018 điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật cạnh tranh 2018.

+ Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật cạnh tranh 2018 thì áp dụng quy định của luật đó.

II. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật cạnh tranh

1. Tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, tự do

Sự hỗn loạn của thị trường từ những hành vi bất chính trong cạnh tranh buộc Nhà nước vào cuộc để xắp xếp lại trật tự thị trường cho phù hợp với những nguyên tắc vốn có của nó. Sự can thiệp của Nhà nước bằng việc điều tiết cạnh tranh tạo ra chính sách cạnh tranh, thông qua việc xây dựng pháp luật cạnh tranh. Cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện và bảo đảm cho cạnh tranh tồn tại là các quy định về tự do kinh doanh và quyền được tồn tại bình đẳng của các doanh nghiệp. Từ đó, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, tự do giữa các chủ thể trên thị trường.

2. Bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp

Cần có sự hiện diện của pháp luật cạnh tranh để lập lại trật tự thị trường, giải phóng các doanh nghiệp khác ra khỏi sự kiềm tỏa của những biểu hiện không lành mạnh.

Pháp luật đảm bảo loại trừ những hành vi phản cạnh tranh trong việc đua tranh giành lợi nhuận trên thị trường. Từ đó, bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các thành viên thị trường, bảo vệ môi trường cạnh tranh, bảo vệ sự lành mạnh của quan hệ thị trường.

3. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Để có thể tồn tại, một số doanh nghiệp thường tìm cách và thủ đoạn để lôi kéo khách hàng mua sản phẩm của mình.

Vai trò này được thể hiện qua các nội dung như bảo vệ người tiêu dùng trước những hợp đồng không trung thực và không công bằng theo hướng phải sửa đổi lại các điều khoản không công bằng; đặt ra các quy định trong việc đảm bảo thông tin về sản phẩm, kiểm soát hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và ngăn cấm các biểu hiện bất chính trong các lĩnh vực này; quy định trách nhiệm đối với những vi phạm có thể đe dọa đến quyền lợi của người tiêu dùng.

4. Thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả

Trong quan hệ thương mại quốc tế, những thế lực kinh tế quốc tế hay dùng thủ đoạn lạm dụng thế mạnh tài chính để chiếm đoạt và thao túng thị trường của những nước có trình độ phát triển thấp hơn. Lúc này, với tư cách là công cụ pháp lý được sử dụng để loại bỏ các biểu hiện không lành mạnh trên thị trường quốc gia. Pháp luật cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sự lành mạnh và khả năng phát triển tự thân của nền kinh tế nội địa, thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng, hiệu quả trên tinh thần phát triển lợi thế so sánh của từng thị trường thành viên.

III. Khái niệm chính sách cạnh tranh

Chính sách cạnh tranh bao gồm tất cả các biện pháp của Nhà nước nhằm duy trì cạnh tranh, một mặt chủ động tạo ra các tiền đề cho cạnh tranh, mở cửa thị trường, loại bỏ các barrier cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Khái niệm chính sách cạnh tranh theo cách hiểu này bao gồm cả pháp luật, cơ chế bảo đảm thực hiện, cũng như những biện pháp kinh tế kích thích cạnh tranh trên thị trường. Có một cách hiểu chính sách cạnh tranh theo nghĩa hẹp, theo đó nó bao gồm các quy tắc và quy định nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong một nền kinh tế quốc dân, một phần thông qua việc phân bổ có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên.

IV. Vai trò của chính sách cạnh tranh

Chính sách cạnh tranh có những vai trò như sau:

- Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.

- Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ

- Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Vai trò, ý nghĩa của pháp luật cạnh tranh - Công ty Luật ACC. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Vai trò, ý nghĩa của pháp luật cạnh tranh - Công ty Luật ACC, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo