Loại hình doanh nghiệp phù hợp mô hình chuỗi cửa hàng?

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật doanh nghiệp 2014

Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về Đăng ký doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp chuỗi cửa hàng

Loại hình doanh nghiệp chuỗi cửa hàng

 

2. Luật sư tư vấn:

Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:

“Điều 66. Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm,ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinhdoanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.”

Như vậy, hộ thương mại chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm. Với dự định mở  chuỗi nhà hàng ăn uống, bạn không thể đăng ký kinh doanh theo hình thức kinh doanh gia đình. Bạn phải đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty TNHH và thành lập nhà hàng tại các  địa điểm khác trong  thành phố dưới hình thức địa điểm kinh doanh. Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:

“Điều 33. Đăng kýhoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh

Thông báo lập địa điểm kinh doanh:

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.”

Khi thành lập địa điểm kinh doanh mới thì bạn phải làm thủ tục đăng ký  thành lập địa điểm kinh doanh. Hồ sơ thành lập địa điểm hoạt động bao gồm: 

Thông báo  đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh theo mẫu  Phụ lục II-11 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp 

Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực của người đứng đầu cơ sở 

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản chính 

 Bạn nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận  hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin  địa điểm  doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nếu cần bạn có thể nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh để cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.  Về  tên, tên công ty do người thành lập công ty quyết định và phải tuân theo các quy định của pháp luật về công ty:

“Điều 38. Tên doanh nghiệp

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.”

Như vậy, tên doanh nghiệp phải bao gồm tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp. Cụm từ "Bún đậu mắm tôm một chút" sẽ không được sử dụng để đặt tên cho công ty. Tuy nhiên, đối với địa điểm kinh doanh, pháp luật không quy định tên  địa điểm kinh doanh phải có tên loại hình nên bạn có thể sử dụng cụm từ "Bún đậu mắm tôm a ti" để đặt tên cho địa điểm kinh doanh của mình.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo