Liên Minh Tiền Tệ (Monetary Union - MU) Là Gì?

Liên minh tiền tệ (tiếng Anh: Monetary Union, viết tắt: MU) là hình thức liên kết kinh tế về lĩnh vực tài chính, tiền tệ mà trong đó các nước thành viên áp dụng các biện pháp nhằm tiến tới việc phát hành và sử dụng một đồng tiền chung. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn về Liên minh tiền tệ. Mời quý bạn đọc quan tâm và theo dõi.

Liên Minh Tiền Tệ (monetary Union Mu) Là Gì

Liên Minh Tiền Tệ (Monetary Union - MU) Là Gì?

1. Liên minh tiền tệ (Monetary Union - MU)

Định nghĩa

Liên minh tiền tệ trong tiếng Anh là Currency Union hay Monetary Union, viết tắt là MU.

Liên minh tiền tệ là hình thức liên kết kinh tế về lĩnh vực tài chính, tiền tệ mà trong đó các nước thành viên áp dụng các biện pháp nhằm tiến tới việc phát hành và sử dụng một đồng tiền chung cho các nước thành viên.

2. Bản chất và đặc trưng

Liên minh tiền tệ là thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia tạo ra một khu vực tiền tệ duy nhất.

- Một liên minh tiền tệ liên quan đến việc không thể hủy bỏ ấn định tỉ giá hối đoái của các loại tiền tệ quốc gia hiện có trước khi hình thành một liên minh tiền tệ.

- Trong lịch sử, các liên minh tiền tệ đã được hình thành trên cơ sở cả những cân nhắc về kinh tế và chính trị. Một liên minh tiền tệ đi kèm với việc thiết lập một chính sách tiền tệ duy nhất và thành lập một ngân hàng trung ương duy nhất hoặc bằng cách biến các ngân hàng trung ương của các quốc gia đã tồn tại thành các đơn vị tích hợp của một hệ thống ngân hàng trung ương chung.

- Thông thường, một liên minh tiền tệ liên quan đến việc phát hành tiền giấy và tiền xu chung. Chức năng này có thể được phân chia giữa các quốc gia tham gia. Họ có thể được cấp quyền phát hành tiền xu hoặc tiền giấy thay mặt cho hệ thống ngân hàng trung ương chung hoặc các loại tiền tệ quốc gia tương ứng trở thành mệnh giá của một loại tiền tệ chung.

3. Liên hệ thực tiễn

Liên minh tiền tệ là một hình thức liên kết gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện và thời gian thực hiện khá dài do những mâu thuẫn giữa lợi ích chung và riêng.

- Thực tế cho thấy, mặc dù Liên minh Châu Âu đã có đồng tiền chung EURO từ ngày 1/1/1999 và bắt đầu đưa vào lưu thông từ ngày 1/1/2002 nhưng các bước đi cuối cùng của liên minh tiền tệ vẫn chưa thực hiện xong và tính đến tháng 7/2008 cũng mới chỉ có 17/27 nước của EU tham gia sử dụng đồng tiền EURO để từng bước thay thế cho đồng tiền riêng của mình.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Tài chính; Monetary union, Britannica)

4. Đặc điểm của liên minh tiền tệ

Liên minh tiền tệ có những đặc điểm sau:

  • Việc thành lập liên minh dựa trên sự đồng thuận của hai hoặc nhiều quốc gia trong cùng một khu vực.
  • Liên minh tiền tệ có liên quan đến việc không thể huỷ bỏ ấn định tỷ giá hối đoái của tiền tệ quốc gia trước khi thành lập liên minh tiền tệ.
  • Từ xưa đến nay, việc hình thành liên minh tiền tệ phải dựa trên cơ sở kinh tế và chính trị. Liên minh tiền tệ có trách nhiệm hình thành chính sách tiền tệ duy nhất, một ngân hàng trung ương duy nhất hay hợp nhất các ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên vào cùng một hệ thống.
  • Liên minh tiền tệ có trách nhiệm phát hành tiền giấy và tiền xu chung. Liên minh có thể phân chia chức năng này cho các quốc gia tham gia, họ nhận được quyền phát hành tiền xu/tiền giấy thay cho hệ thống ngân hàng trung ương hay biến các loại tiền tệ quốc gia tương ứng thành mệnh giá của một loại tiền tệ chung.

5. Tìm hiểu về liên minh tiền tệ châu Âu

Liên minh tiền châu Âu (EMU) được chính thức thành lập vào ngày 01/01/1999 sau hơn 40 năm đàm phán và thống nhất. Ở thời điểm thành lập, có 11 quốc gia của EMO đã đồng ý chuyển giao chính sách tiền tệ của riêng họ cho một tổ chức thống nhất, đó là Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Đặc biệt, đưa đồng Euro vào sử dụng chính thức để trao đổi, mua hàng hàng hoá, dịch vụ.

Để có thể hình thành Liên minh tiền tệ châu Âu, nước nước thành viên của EU đã phối hợp rất chặt chẽ trong thuế khoá, tài chính, tỷ giá, tiền tệ. Mỗi quốc gia thành viên sẽ phải cố gắng:

  • Giữ mức tỷ số thâm hụt ngân sách chính quyền đối với GDP thấp hơn 3%.
  • Giữ nợ gộp của nhà nước thấp hơn 60% GDP.
  • Ổn định giá được hoàn thành ở mức cao, đặc biệt duy trì đồng tiền trong biên độ tỷ giá được ERM ấn định.

Liên minh tiền tệ châu Âu gồm 2 bộ phận chính: Liên minh tỷ giá và liên kết hoàn toàn thị trường vốn:

  • Liên minh tỷ giá là khi các nước tham gia cam kết duy trì tỷ giá cố định với biên độ dao động bằng 0. Vậy nên chắc chắn phải có một đồng tiền chung.
  • Liên minh hoàn toàn thị trường yêu cầu dỡ bỏ mọi cản trở trong quá trình chung chuyển vốn, đặc biệt phối hợp nhiều hơn trong chính sách tiền tệ và tài chính.

Tóm lại, sự ra đời của liên minh tiền tệ đã giúp cho kinh tế, tài chính phát triển tốt hơn, ví dụ điển hình đó là sự hình thành và hoạt động của Liên minh tiền tệ châu Âu. Tuy nhiên, không phải ở bất cứ khu vực nào trên thế giới cũng hình thành được liên minh này.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Liên minh tiền tệ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng qua bài viết trên, đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích đến bạn. Trân trọng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo