Lẽ công bằng trong bộ luật dân sự 2015

Bộ luật Dân sự năm 2015 ra đời đã có nhiều quy định về áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự là một trong những nguyên tắc mới được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: “Áp dụng lẽ công bằng trong bộ luật dân sự 2015”.
Dieu-61-Luat-to-tung-hanh-chinh-300x199
 

1. Lẽ công bằng là gì? 

Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở “lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.” Lẽ công bằng không phải là quy định của pháp luật mà là lẽ phải trong cuộc sống.

2. Điều kiện áp dụng lẽ công bằng

Lẽ công bằng là một quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các yếu tố cấu thành lẽ công bằng không được pháp luật quy định cụ thể gồm những gì. Nhưng lẽ công bằng là một chuẩn mực pháp lý được thể hiện trong các quan hệ xã hội và thể hiện rõ phương thức pháp lý trong việc áp dụng. Từ cơ sở lý luận này, cách thức áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự, cần xác định theo các điều kiện sau đây:
- Tranh chấp đang được xem xét giải quyết thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự (Quan hệ về tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và quan hệ về nhân thân phi tài sản);
- Các bên tranh chấp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, pháp luật không có quy định, không có tập quán, không có quy định để áp dụng tương tự, không có án lệ. Thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng thuộc tòa án các cấp.
- Áp dụng lẽ công bằng căn cứ vào từng tranh chấp riêng biệt, thậm chí những tranh chấp cùng loại thì việc áp dụng lẽ công bằng cũng không như nhau. Áp dụng lẽ công bằng cần thiết và quan trọng là việc xác định chủ thể thuộc các bên tranh chấp, có tính đến những người yếu thế và tính phức tạp, quy mô về tài sản của tranh chấp và tính thực tế, khách quan của sự kiện phát sinh là những tranh chấp cần phải được giải quyết cho phù hợp với đạo lý thông thường.
Khi áp dụng lẽ công bằng, không nên nhìn nhận vấn đề này pháp luật quy định rồi, thì việc áp dụng lẽ công bằng có thật sự cần thiết hay không? Pháp luật có quy định, nhưng còn nhiều quan hệ chứa đựng và phát sinh một cách khách quan trong nhóm quan hệ cụ thể, mà quy định hiện có không thể điều chỉnh thỏa đáng, thì lẽ công bằng vẫn có thể được áp dụng. Mục đích của pháp luật là bảo đảm công bằng, nhưng để giải quyết được triệt để tranh chấp, bảo đảm nguyên tắc công bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, thì lẽ công bằng vẫn có thể được áp dụng nhằm khắc phục khoảng trống của pháp luật hoặc pháp luật không điều chỉnh hết được các tranh chấp đang phát sinh.

3. Thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng

Theo quy định hiện hành, thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng thuộc toà án đang xét xử vụ án. Để bảo bảo tính khách quan và công bằng trong quá trình giải quyết tranh chấp và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Khi áp dụng lẽ công bằng, toà án có vai trò quan trọng trong việc điều khiển quá trình tranh tụng và tuân theo những nguyên tắc, thủ tục tố tụng dân sự, bảo đảm quyền bình đẳng của các bên đương sự trong quá trình tranh tụng. Trong quá trình tranh tụng để áp dụng lẽ công bằng, chủ toạ phiên toà phải tạo mọi điều kiện cần thiết cho những người tham gia tranh tụng bày tỏ quan điểm của mình và có quyền yêu cầu họ dừng trình bày những ý kiến, chứng cứ không liên quan đến vụ án. Như vậy, việc áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự có những nội dung, phương thức tranh tụng tại phiên toà cũng không có sự khác biệt nào so với các tranh chấp dân sự có sẵn quy phạm pháp luật để viện dẫn áp để giải quyết tranh chấp. Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên toà giải quyết tranh chấp bằng việc áp dụng lẽ công bằng cũng tuân theo quy định tại Điều 247 BLTTDS năm 2015.
Khi áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự, trong phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án phải ghi rõ những yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền, nghĩa vụ liên quan để qua đó căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã xem xét tại phiên toà, kết quả tranh tụng tại phiên toà để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những sự kiện để áp dụng lẽ công bằng. Căn cứ phán quyết của toà án là dựa trên lẽ công bằng, các yếu tố của lẽ công bằng được mô tả, viện dẫn áp dụng. Thay vì viện dẫn điều luật trong các vụ tranh chấp có luật để áp dụng hoặc có tập quán để áp dụng hoặc có luật để áp dụng tương tự hoặc có án lệ để áp dụng, thì trường hợp lẽ công bằng được áp dụng để giải quyết tranh chấp cũng phải được toà án xác định rõ.
Căn cứ vào quyết định của bản án sơ thẩm được áp dụng lẽ công bằng để giải quyết, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện cũng có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo quy định tại Điều 271 BLTTDS năm 2015 như đối với các bản án thông thường khác. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm áp dụng lẽ công bằng là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án và thời hạn kháng cáo cũng tuân theo quy định tại Điều 273 BLTTDS năm 2015

4. Hệ quả pháp lý của việc áp dụng lẽ công bằng

Việc áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự là nhằm giải quyết kịp thời, dứt điểm những tranh chấp dân sự phát sinh trong xã hội trong trường hợp chưa có quy phạm, không có tập quán, không có luật để áp dụng tương tự, không có án lệ để áp dụng. Áp dụng lẽ công bằng giải quyết các tranh chấp dân sự góp phần bảo đảm cho các quyền dân sự chính đáng của chủ thể được bảo đảm thực hiện, đồng thời giữ gìn mối đoàn kết trong nhân dân, bảo đảm cho các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, thương mại được bảo đảm thực hiện.
Việc áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự là căn cứ để cơ quan lập pháp ban hành văn bản pháp luật nhằm khắc phục kịp thời những “lỗ hổng” của pháp luật cho phù hợp với quan hệ pháp luật dân sự, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ trong xã hội về tài sản và nhân thân thuộc lĩnh vực pháp luật dân sự.

5. Vướng mắc khi áp dụng lẽ công bằng trong bộ luật Dân sự năm 2015

Áp dụng tương tự pháp luật (Điều 6). Khoản 2 Điều 6 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”.
Cho đến nay, chúng ta mới khái niệm được Pháp luật là gì? Đạo đức là gì? Tập quán là gì?...Chưa ai khái niệm được như thế nào là “lẽ công bằng”. Có người cho rằng, lẽ công bằng là giá trị tư tưởng, giá trị đạo đức, là những gì phù hợp với đời sống xã hội,với con người trong quan hệ dân sự. Có người lại bảo, đó là lẽ phải, là sự minh bạch, bình đẳng trong đời sống xã hội, nó phù hợp với luân lý, đạo đức… nhưng chưa được pháp luật quy định, tập quán công nhận…
Tất cả những quan điểm trên chỉ là mang tính cá nhân, không phải là một khái niệm, định nghĩa khoa học được xã hội thừa nhận. Vì thế, xử theo “lẽ công bằng” sẽ dẫn đến sự tùy tiện áp dụng pháp luật của Thẩm phán. Các vụ, việc dân sự sẽ được xử lý theo nhận thức của mỗi người. Nếu như tập quán hay án lệ đã có những quy tắc, khuôn phép, cách thức áp dụng trong thực tiễn, giúp cho Thẩm phán căn cứ vào đó để áp dụng, còn “lẽ công bằng” thì nó vừa mơ hồ, vừa không thực tế. Cùng một sự việc, ở vùng này, dân tộc này, nhóm người này, chế độ này…cho đó là công bằng, nhưng ở chỗ khác lại coi đó là không công bằng, dẫn đến việc Thẩm phán giải quyết vụ, việc theo nhận thức cá nhân, không thống nhất và không thuyết phục.
Liên quan đến vấn đề này, khi Quốc hội thảo luận nhiều đại biểu không đồng ý đưa quy định áp dụng “lẽ công bằng” vào luật. Tuy nhiên, cũng có đại biểu cho rằng, cũng như tập quán, án lệ, cứ quy định áp dụng “lẽ công bằng”  vào luật rồi chúng ta rút kinh nghiệm dần. Chính vì thế, mới vất vả cho các cơ quan thực thi pháp luật.
Nay, Bộ luật Dân sự đã công nhận áp dụng “lẽ công bằng”. Có nghĩa là mọi người phải nghiêm chỉnh thực hiện theo luật. Tuy nhiên, để áp dụng tốt nội dung này, theo chúng tôi, các cơ quan có thẩm quyền cần phải đưa ra được khái niệm, hướng dẫn cụ thể như thế nào là “lẽ công bằng” để các cơ quan thực thi pháp luật và nhân dân lấy đó làm căn cứ khi giải quyết các quan hệ dân sự.

6. Dịch vụ tư vấn luật ACC

Trên đây là thông tin về Lẽ công bằng trong bộ luật dân sự 2015 mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về dân sự, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo