THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ TÌNH HÌNH GIÁ THÁNG 12, QUÝ IV VÀ NĂM 2022

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, thế giới đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, các yếu tố rủi ro, bất định gia tăng cùng với sự thay đổi chính sách rất nhanh của các nền kinh tế lớn. Sang năm 2022, mặc dù tình hình dịch Covid-19 có xu hướng được kiểm soát nhưng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, kết hợp với xung đột Nga – Ucraina và sự xuất hiện nhiều yếu tố mới đã làm tăng thêm khó khăn, thách thức như căng thẳng năng lượng, giá dầu và hàng hóa thế giới tăng cao; chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng tiếp tục bị đứt gãy trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu; chính sách tài khóa, tiền tệ được nhiều nền kinh tế điều chỉnh theo hướng thắt chặt để kiềm chế lạm phát đã tác động tới khả năng phục hồi và tăng trưởng kinh tế, một số nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái; thiên tai, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, gây nguy cơ mất an ninh năng lượng, an ninh lương thực…

Trong bối cảnh đó tình hình lạm phát thế giới tiếp tục tăng cao, đặc biệt tại khu vực châu Âu và Mỹ. Lạm phát của khu vực đồng Euro tháng 11/2022 tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát của Mỹ tăng 7,1% và FED tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ. Tại Châu Á, lạm phát tháng 11/2022 của Thái Lan tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc tăng 5%; Indonesia tăng 5,4%; Trung Quốc tăng 1,6%; Nhật Bản tăng 3,8%. Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức lạm phát thấp so với mặt bằng chung khi CPI tháng 12/2022 tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn cao hơn mức lạm phát của Nhật Bản và Trung Quốc. Trong nước, kinh tế phục hồi, nhu cầu sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng, nhưng nhìn chung mặt bằng giá cơ bản đang trong tầm kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra trong bối cảnh một năm có nhiều biến động khó lường. Để chủ động ứng phó với áp lực lạm phát gia tăng, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương kịp thời ban hành nhiều chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến lạm phát và phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách phù hợp cùng với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của công tác quản lý, điều hành đã góp phần lớn giảm áp lực tăng giá, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Một số chính sách hiệu quả nhằm giảm áp lực lạm phát như: Giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 1/2/2022; Giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu hỏa từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022; giảm thu 37 loại phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động theo hợp đồng lao động…

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo