Trong một doanh nghiệp, báo cáo tài chính là hồ sơ không thể thiếu, được ví như một “thư ký” thống kê lại tất cả các hoạt động kinh doanh và liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Vậy, để hiểu chi tiết báo cáo tài chính gồm những gì? cũng như quy định về Làm giả báo cáo tài chính ra sao, hãy cùng ACC xem qua bài viết dưới đây nhé!
Làm giả báo cáo tài chính bị xử phạt như thế nào?
1. Khái niệm về Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính (BCTC) là một hệ thống bao gồm toàn bộ những thông tin kinh tế và tài chính của tổ chức, được trình bày với quy chuẩn, quy định theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán. Thông qua đó cung cấp tất cả dữ liệu như dòng tiền, nợ, vốn, tài sản, thu chi trong kỳ,…
Thuật ngữ báo cáo tài chính dịch ra tiếng anh là Financial Statement. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, việc tổ chức lập và công bố báo cáo thực hiện vào những thời điểm khác nhau. Thông thường sẽ tập trung cuối mỗi quý và cuối năm, tổ chức cần nộp báo cáo tài chính trung thực và chính xác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Những thành phần cơ bản trong báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính thường được chịu trách nhiệm bởi bộ phận kế toán của công ty. Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm 4 loại sau đây:
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Để tìm hiểu về nội dung chi tiết của từng bảng báo cáo, cùng theo dõi những nội dung tiếp theo.
2.1. Bảng cân đối kế toán
Thể hiện tất cả các thông tin liên quan đến tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả của công ty. Các thông tin này được liệt kê vào một thời điểm cụ thể, có thể là cuối tháng/quý/năm…
Bảng cân đối kế toán gồm hai phần chính: tài sản và nguồn vốn
- Tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp có tính đến thời điểm cuối kỳ kế toán.
- Nguồn vốn thể hiện dòng vốn của doanh nghiệp đến từ đâu, bao nhiêu tính đến cuối kỳ hạch toán.
2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Tại đây, báo cáo trình bày tất cả các khoản phát sinh của một doanh nghiệp. Cụ thể là doanh thu, thu nhập khác và chi phí tại một kỳ cụ thể.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được ví như một cuốn phim thể hiện quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Báo cáo quan trọng nhất là phần lợi nhuận, lãi hay lỗ. Phần lợi nhuận này được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi cho chi phí phát sinh. Lãi nếu như doanh thu lớn hơn chi phí và ngược lại, doanh nghiệp sẽ lỗ.
2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn được biết đến như báo cáo dòng tiền mặt của công ty. Trên báo cáo sẽ thể hiện hai thông tin về dòng tiền vào và dòng tiền ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Dòng tiền vào:
- Khoản thu được từ khách hàng thông qua việc bán hàng hóa, dịch vụ.
- Lãi khi gửi tiền ngân hàng.
- Lãi khi tiết kiệm và đầu tư.
- Các khoản đầu tư của cổ đông
Dòng tiền ra
- Khoản tiền chi cho việc mua cổ phiếu, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tiền chi cho việc chi trả lương cho nhân viên, vận hành doanh nghiệp mỗi ngày.
- Chi mua tài sản cố định như máy tính, máy móc, thiết bị…
- Chi trả lợi tức cho các cổ đông.
Báo cáo này giúp doanh nghiệp giúp doanh nghiệp kiểm soát một cách chặt chẽ và hiệu quả dòng tiền vào và dòng ra của một tổ chức.
2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Công dụng của bảng thuyết minh báo cáo tài chính:
- Giải thích và bổ sung thêm về tình hình hoạt động, sản xuất – kinh doanh, tài chính, kết quả KD của doanh nghiệp. (Trong trường hợp các báo cáo khác không rõ ràng và chi tiết).
- Người đọc có thể hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Những nội dung cơ bản của thuyết minh báo cáo tài chính
- Doanh nghiệp hoạt động như thế nào?
- Kế toán nằm ở khoảng thời gian nào (kỳ kế toán)
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng là gì?
- Chuẩn mực và chế độ kế toán được áp dụng là gì?
- Thông tin bổ sung làm rõ hơn về bảng cân đối kế toán.
- Thông tin bổ sung làm rõ hơn về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Thông tin bổ sung làm rõ hơn về báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
3. Ý nghĩa việc lập báo cáo tài chính
Việc lập báo cáo tài chính căn cứ theo chuẩn mực VAS 21 quy định của Bộ tài chính trong việc trình bày báo cáo tài chính, mục đích lập nhằm:
- Phản ảnh theo trật tự cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Báo cáo cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh, luồng tiền phát sinh của doanh nghiệp, từ đó cổ đông và nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan nhất, giúp đưa ra quyết định kinh tế sáng suốt hơn.
- Lập báo cáo tài chính đáp ứng tốt yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các đơn vị liên quan đối với tổ chức. Ví dụ, việc đi vay vốn mở rộng kinh doanh, phía ngân hàng yêu cầu được đánh giá và phân tích báo cáo tài chính của tổ chức một cách chính xác, từ đó mới quyết định chấp nhận hay từ chối cho vay vốn và đưa ra hạn mức cho vay cùng thời gian trả lãi phù hợp. Nếu không có báo cáo, phía ngân hàng không có cơ sở để đưa ra những quyết định này, phía doanh nghiệp cũng không thể chứng minh khả năng trả nợ của bản thân trong tương lai.
- Báo cáo tài chính cần được lập để hỗ trợ quá trình quyết toán thuế của cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp có trách nhiệm trả thuế thu nhập cùng nhiều loại thuế khác. Nếu không lập báo cáo, tổ chức chưa thể xác định tổng lợi nhuận chịu thuế và sau thuế của mình. Lập báo cáo giúp quá trình thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm với nhà nước diễn ra trơn tru, minh bạch hơn.
- Báo cáo tài chính giúp xác định các dòng tiền phát sinh, dự đoán luồng tiền trong tương lai, biết được thời điểm và mức độ chắc chắn tạo ra tiền hoặc các khoản tương đương tiền của tổ chức.
Với bốn mục đích quan trọng nói trên, một báo cáo tài chính cần cung cấp những nội dung gồm: Tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, doanh thu, chi phí, lãi lỗ và phân phối lợi nhuận,…
Số TT | HÀNH VI VI PHẠM | MỨC XỬ PHẠT |
I | Vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính (Điều 11) | |
1 | Không lập báo cáo tài chính theo quy định. | Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. |
2 | Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán. | Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. |
3 | Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. |
4 | Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định. | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. |
5 | Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; | Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. |
II | Vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính (Điều 12) | |
1 | Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. | Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. |
2 | Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính. | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
3
|
Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
4
|
Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật; | Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
Dịch vụ làm báo cáo tài chính (BCTC) là dịch vụ được kế toán YTHO cung cấp cho những doanh nghiệp cần làm báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng. Làm báo cáo tài chính cuối năm để nộp đến cơ quan thuế. Hoặc làm báo cáo tài chính để sửa chữa các sai sót của năm trước chuẩn bị thanh tra, quyết toán thuế.
Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ làm báo cáo tài chính tại ACC:
- Chi phí sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi luôn luôn thấp hơn nhiều lần so với chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thuê nhân viên kế toán có trình độ để làm báo cáo tài chính;
- Với chi phí thấp nhưng được sử dụng nguồn lực trình độ cao luôn mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm phát triển doanh nghiệp mà không phải lo lắng đến bất kì một vấn đề gì liên quan tới các báo cáo thuế – báo cáo tài chính;
- Chúng tôi sẽ hỗ trợ công ty giải quyết những phát sinh, vướng mắc trong quá trình làm việc;
- Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin trên báo cáo tài chính cho doanh nghiệp, có trách nhiệm giải trình và bảo vệ số liệu trên báo cáo tài chính do chúng tôi lập trước các cổ đông của doanh nghiệp. Khi đến kỳ quyết toán thuế doanh nghiệp có thể sử dụng thêm dịch vụ quyết toán thuế để chúng tôi giải trình các số liệu với cơ quan thuế. Hỗ trợ mọi thông tin chi tiết liên quan đến báo cáo tài chính cho doanh nghiệp;
- Dịch vụ làm báo cáo tài chính luôn cung cấp cho quý khách hàng các báo cáo thuế, số liệu, con số lãi, lỗ chính xác và kịp thời, nhanh chóng nhất.
7.1. Thời hạn muộn nhất để nộp báo cáo tài chính với doanh nghiệp là khi nào?
Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.
7.2. Những hành vi vi phạm nào khi lập báo cáo tài chính có thể bị xử phạt?
– Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;
– Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;
– Thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;
– Cố ý, thoả thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
– Thực hiện việc công khai báo cáo tài chính chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;
– Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
– Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán.
7.3. Ý nghĩa của báo cáo tài chính là gì?
– BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của DN.
– BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động SXKD, thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào SXKD của DN.
– BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động SXKD hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN.
– BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của DN là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị DN không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng lợi nhuận cho DN.
7.4. Hồ sơ báo cáo tài chính gồm những gì?
Hồ sơ báo cáo tài chính gồm:
– Báo cáo tài chính tình hình kinh doanh
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
– Bản cân đối tài khoản
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Nội dung bài viết:
Bình luận