Lãi suất chậm trả theo bộ luật dân sự 2015

 

Lãi suất là tỉ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay trả cho người cho vay, Lãi suất được quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân sự  năm 2015 quy định rõ ràng về lãi suất chậm trả, Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: "Quy định về lãi suất chậm trả theo Bộ Luật Dân sự 2015".
Chu-the-cua-quan-he-phap-luat-dan-su-300x170
 

1. Quy định về lãi suất chậm trả theo bộ luật dân sự 2015

Điều 305 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 quy định: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, việc áp dụng lãi suất đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán là không phù hợp, mang tính bắt buộc và sẽ không bảo vệ được quyền lợi của bên có quyền, không tạo trách nhiệm đối với bên có nghĩa vụ.
Do vậy, tại khoản 2 Điều 357 BLDS năm 2015 đã sửa đổi lại quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền: “Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”. Quy định này là hợp lý, bởi lẽ mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền phải căn cứ vào mức lãi suất thỏa thuận trước đây do hai bên ghi nhận trong hợp đồng chứ không phải mang tính bắt buộc, qua đó nhằm bảo vệ quyền lợi của bên có quyền, tăng trách nhiệm của bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên, mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận phải phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015; đồng thời đối với trường hợp hai bên không thỏa thuận lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ thì áp dụng lãi suất bắt buộc theo quy định pháp luật mà cụ thể là áp dụng mức lãi suất theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015.
Như vậy ta có thể thấy Bộ luật Dân sự 2015 đã có nhiều quy định mới theo hướng linh hoạt, mở rộng quyền năng cho các chủ thể trong quan hệ dân sự, từ đó thúc đẩy các chủ thể này tham gia tích cực hơn vào các quan hệ này.

2. Bất cập trong việc áp dụng lãi suất chậm trả theo Bộ luật dân sự năm 2015

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, việc áp dụng lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền tại Tòa án vấn còn có một số quan điểm khác nhau, cụ thể:
Áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (chậm thực hiện nghĩa vụ thi hành án) theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015
Theo TAND tối cao, cách ghi nội dung về nghĩa vụ chậm thi hành án đối với vụ án dân sự như sau: “Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả khoản tiền hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015”.
Tuy nhiên, một số quan điểm hiện nay thì cho rằng việc áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 là chưa hợp lý, bỡi lẽ:
Một là, theo quy định tại khoản 2 Điều 357 BLDS năm 2015 thì lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được chia làm 02 trường hợp đó là, nếu có thỏa thuận thì áp dụng theo mức lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015. Nếu không có thỏa thuận thì áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015. Do đó, nếu trong mọi trường hợp mà áp dụng mức lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo 2 Điều 468 BLDS năm 2015 là không đảm bảo quyền lợi cho bên có quyền (bên được thi hành án) khi mà bên có quyền (bên được thi hành án) có thỏa thuận lãi suất cao hơn mức lãi suất tại khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 và phù hợp với mức lãi suất theo khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015.
Ví dụ: A là bên cho vay, B là bên đi vay tiền. A và B thỏa thuận là mức lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền là 15%/năm. Do vậy Tòa án áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 là không phù hợp, thấp hơn mức lãi suất mà hai bên đã thỏa thuận là 15%/ năm.
Hai là, Điều 357 BLDS năm 2015 quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền là điều luật quy định chung cho nhiều loại hợp đồng dân sự chứ không phải áp dụng riêng cho loại hợp đồng vay. Đó có thể là trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ...Vì vậy, mặc dù khoản 2 Điều 357 BLDS năm 2015 áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo mức lãi suất vay tại Điều 468 BLDS năm 2015 nhưng để áp dụng chính xác, cụ thể về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì không nên áp dụng Điều 468 BLDS năm 2015 dẫn chiếu đến mà áp dụng ngay tại điều luật về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. 
Áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền  (chậm thực hiện nghĩa vụ thi hành án) theo Điều 468 BLDS năm 2015
Do mức lãi suất phát sinh chậm trả tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 357 BLDS năm 2015 có hai trường hợp xảy ra dẫn chiếu đến thuộc khoản 1 và khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015. Nên một số Tòa án không áp dụng lãi suất theo khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 dẫn chiếu đến mà áp dụng luôn cả khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015. Vì vậy một số Tòa án đã áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 468 BLDS năm 2015.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng việc áp dụng Điều 468 BLDS năm 2015 để tính lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như trên hiện nay là không phù hợp. Bỡi lẽ, cũng như quan điểm 1 thì Điều luật 468 BLDS năm 2015 chỉ áp dụng cho loại quan hệ hợp đồng vay tài sản còn các loại quan hệ hợp đồng dân sự khác việc áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 357 BLDS năm 2015 thì sẽ chính xác và hợp lý hơn mặc dù Điều 357 BLDS năm 2015 dẫn chiếu đến Điều 468 BLDS năm 2015. Đồng thời theo quy định tại Điều 468 BLDS năm 2015 thì chỉ ghi nhận hai trường hợp là nếu có thỏa thuận thì áp dụng mức lãi suất thỏa thuận không quá 20%/năm. Nếu có thỏa thuận mà không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi thì lãi suất được xác định là 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015. Như vậy, đối với trường hợp không thỏa thuận lãi suất thì việc áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 468 là không hợp lý, còn thiếu sót.
Áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (chậm thực hiện nghĩa vụ thi hành án) theo Điều 357 BLDS năm 2015
Hiện nay, có một số Tòa án áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 357 BLDS năm 2015 chứ không áp dụng Điều 468 BLDS năm 2015 dẫn chiếu đến. Một số quan điểm cho rằng, việc áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 357 BLDS năm 2015 là hợp lý, bởi vì đây là Điều luật áp dụng cụ thể đối với nghĩa vụ do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền; ngoài ra, Điều luật này áp dụng chung cho các loại hợp đồng dân sự nói chung chứ không phải áp dụng riêng đối với hợp đồng vay tài sản; giúp cho những người có liên quan đến việc thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án sẽ nắm rõ hơn về điều luật áp dụng về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Theo quan điểm của tác giả thì quan điểm áp dụng mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 357 BLDS năm 2015 như trên là hợp lý nhất. Tuy nhiên, cần phải bổ sung thêm quy định về áp dụng điều luật dẫn chiếu thuộc khoản 1 hay khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 trong trường hợp các bên có thỏa thuận lãi suất nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất; ngoài ra để tạo điều kiện cho việc thi hành án dễ dàng, xác định rõ lãi suất áp dụng theo điều luật dẫn chiếu đến thuộc khoản 1 hay khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015 thì Điều 357 BLDS năm 2015 cũng nên tách khoản 2 thành 2 khoản riêng biệt cho rõ nội dung hai trường hợp trên (Khoản 2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này;  Khoản 3. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền mà các bên không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không xác định rõ lãi suất và có trách chấp lãi suất thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này).

3. Dịch vụ tư vấn luật ACC

Trên đây là thông tin về Quy định về lãi suất chậm trả theo Bộ Luật Dân sự 2015 mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về dân sự, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo