Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?

Ký quỹ là điều kiện bắt buộc để được hoạt động hợp pháp về kinh doanh lữ hành. Tại hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành, cần phải có Giấy xác nhận ký quỹ với mức ký quỹ kinh doanh lữ hành mà nhà nước đã quy định. Vậy ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì? ACC mời bạn tham khảo bài viết sau:

Ký Quỹ Kinh Doanh Dịch Vụ Lữ Hành Là Gì

Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?

1. Ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?

Ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc việc Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch gửi một khoản tiền theo quy định của pháp luật vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng nơi DN đóng trụ sở chính trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành.

2. Mục đích của ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

Mục đích của ký quỹ là giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp DN không thực hiện hoặc thực hiện không trọn vẹn nghĩa vụ đối với khách du lịch. Việc ký quỹ còn được hiểu là để xác định năng lực tài chính của DN, là sự cam kết trách nhiệm với du khách và cơ quan quản lý nhà nước. Thêm vào đó, phần lớn các nước trên thế giới quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải ký quỹ để hứa hẹn nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho khách du lịch trong trường hợp bị thiệt hại hoặc trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.

3. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

Nghị định số 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Nghị định số 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch, mức ký quỹ được quy định như sau:

1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

3. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

4. Thủ tục ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, thủ tục ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

-  Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.

- Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm:

+ Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp;

+ Tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng;

+ Lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ;

+ Lãi suất tiền gửi ký quỹ;

+ Trả lãi tiền gửi ký quỹ;

+ Sử dụng tiền ký quỹ;

+ Rút tiền ký quỹ;

+ Hoàn trả tiền ký quỹ;

+ Trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác.

Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp.

Các bước thực hiện ký quỹ tại ngân hàng

– Bước 1: Doanh nghiệp yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản ngân hàng.

– Bước 2: Ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ.

– Bước 3: Ngân hàng phong tỏa số tiền ký quỹ.

– Bước 4: Ngân hàng cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ.

Việc quản lý, sử dụng tiền ký quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP. Cụ thể:

- Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:

+ Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;

+ Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

5. Câu hỏi thường gặp

Công ty lữ hành và đại lý lữ hành khác nhau thế nào?

Theo quy định tại Luật du lịch hiện hành thì Công ty lữ hành trực tiếp thực hiện hoạt động xây dựng, bán, tổ chức chương trình du lịch cho khách du lịch. Đại lý lữ hành bán- chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

Kinh doanh lữ hành có yêu cầu trình độ, bằng cấp của người điều hành không?

Đối với thành viên, người quản lý doanh nghiệp: Không có điều kiện về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn;
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành: phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành là bao nhiêu?

Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa chia làm 3 loại là cấp mới, cấp đổi, cấp lại. Mức thu được quy định tại Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Trên đây là bài viết Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (540 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo