Hợp đồng là một khái niệm quen thuộc đã xuất hiện từ sớm trong các văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật về hợp đồng điều chỉnh các vấn đề liên quan trực tiếp đến hợp đồng và các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng. Trong giao dịch hằng ngày tồn tại khá nhiều loại hợp đồng, trong đó phải kể đến hợp đồng online do sự phát triển ngày càng mạnh của công nghệ thông tin. Vậy ký hợp đồng online được quy định như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
1. Khái quát về hợp đồng
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Có một số loại hợp đồng thông dụng chứng ta thường bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày có thể kể đến như sau:
- Hợp đồng mua bán tài sản (được quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng tặng cho tài sản (được quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng vay tài sản (được quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng thuê tài sản (được quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng về quyền sử dụng đất (được quy định tại Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng dịch vụ (được quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng gia công (được quy định tại Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng ủy quyền (được quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng lao động (được quy định tại Bộ luật Lao động 2019)
2. Hợp đồng online là gì?
Trong cuộc sống hiện nay tồn tại khá nhiều các loại hợp đồng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh phù hợp với nhu cầu của người dân. Trong đó phải kể đến hợp đồng điện tử, hay còn được mọi người biết đến với tên gọi là hợp đồng online.
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật giao dịch điện tử 2005, Hợp đồng điện tử được định nghĩa cụ thể như sau: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.” Đồng thời, tại khoản 12 Điều 4 Luật giao dịch điện tử 2005 quy định: “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.”
Từ các quy định trên có thể hiểu hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, theo đó thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kĩ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
Theo đó, hợp đồng điện tử được thiết lập nhằm xác lập các giao kết, thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Tại điểm i khoản 1 Điều 34 Luật giao dịch điện tử 2005 quy định, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Như vậy, hợp đồng điện tử được ký kết theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và có giá trị pháp lý giống như hợp đồng bằng văn bản.
Một số đặc điểm tiêu biểu của hợp đồng điện tử (hay còn gọi được là hợp đồng online) mà các doanh nghiệp cần biết khi sử dụng có thể kể đến như sau:
- Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử: Hợp đồng điện tử có điểm mới so với hợp đồng giấy truyền thống là thông tin được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu.
- Có ít nhất 3 chủ thể tham gia: Ngoài hai chủ thể là bên bán, bên mua thì còn có chủ thể thứ ba đứng giữa hai chủ thể kia. Các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử hoặc nhà cung cấp mạng có thể là chủ thể thứ 3 và không tham gia vào quá trình ký hợp đồng mà chỉ đảm bảo tính hiệu quả, giá trị pháp lý của hợp đồng.
- Được ký kết thực hiện mọi lúc mọi nơi: Vì thông tin trên hợp đồng được thiết lập dưới dạng dữ liệu điện tử nên hai chủ thể không cần gặp nhau nhưng có thể ký kết hợp đồng rất nhanh chóng tại bất kỳ đâu, bất cứ khi nào.
– Hợp đồng điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
– Nội dung của hợp đồng: ngoài các nội dung như đối tượng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp…. , hợp đồng điện tử còn có những nội dung như địa chỉ pháp lý, địa chỉ e-mail, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi và ngày giờ gửi fax…Mặt khác, các bên có thể thỏa thuận thêm về: Yêu cầu kỹ thuật, Chứng thực chữ ký số/điện tử, Điều kiện đảm bảo sự toàn vẹn.
– Phương thức giao kết: thực hiện giao kết trên các phương tiện điện tử và hợp đồng sẽ được ký bằng chữ ký điện tử
– Hợp đồng điện tử chịu sự điều chỉnh chung về hợp đồng trong Bộ luật dân sự còn chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật đặc thù khác về Hợp đồng điện tử như Luật giao dịch điện tử, Luật về giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thương mại điện tử và Luật về chữ ký điện tử (chữ ký số).
3. Hướng dẫn cách ký hợp đồng online
Cách ký hợp đồng online hiện nay chính là sử dụng chữ ký điện tử để thực hiện các giao kết hợp đồng.
Hiện nay có 2 dạng để thực hiện ký hợp đồng online chính là sử dụng USB Token chữ ký điện tử và sử dụng hệ thống trình ký số.
- Trường hợp sử dụng thiết bị USB Token
Thiết bị token hiện được nhiều doanh nghiệp sử dụng để thực hiện ký hợp đồng online. Tuy nhiên, phương pháp này bắt buộc USB Token phải được kết nối với máy tính mới có thể sử dụng được chữ ký điện tử để thực hiện ký kết hợp đồng. Điều này dẫn đến nhiều bất tiện và sự thiếu linh hoạt.
- Trường hợp sử dụng hệ thống trình ký số
Hệ thống trình ký số là giải pháp tối ưu nhất giải quyết được vấn đề của USB Token. Với trình ký online, có thể sử dụng ký hợp đồng điện tử ở bất cứ đâu và thực hiện được mọi lúc chỉ cần kết nối với thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy tính bảng, …
Đây là công nghệ số hiện đại nhất trên thị trường, cho phép ký hợp đồng online mà không cần bất kỳ thiết bị trung gian nào. Quy trình được rút gọn nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý và hiệu quả.
Ngoài ra, trình ký số còn được sử dụng nội bộ trong doanh nghiệp để thực hiện ký các giấy tờ, văn bản trong công ty.
> Xem thêm: Giao kết hợp đồng là gì?
4. Một số câu hỏi thường gặp
- Có những hình thức nào để ký hợp đồng online?
Hiện nay có 2 hình thức để thực hiện ký hợp đồng online chính là sử dụng USB Token chữ ký điện tử và sử dụng hệ thống trình ký số.
- Ký hợp đồng online có giá trị pháp lý hay không?
Hợp đồng online chính là một loại hợp đồng điện tử. Theo quy định của Luật giao dịch điện tử 2005, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Như vậy, hợp đồng điện tử được ký kết theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và có giá trị pháp lý giống như hợp đồng bằng văn bản.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề ký hợp đồng online, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về ký hợp đồng online vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Hotline: 19003330
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận