Mức đóng kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn

1. Phân biệt Kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn

Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp và theo pháp luật hiện hành thì kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Khi trích kinh phí này thì 1/2 sẽ được nộp cho công đoàn cấp trên và 1/2 để lại cho hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp.

Đoàn phí công đoàn là lệ phí công đoàn được thu dưới hình thức đơn vị sử dụng lao động trừ trực tiếp vào tiền lương của công nhân, sau đó trả cho công đoàn. 

2. Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ vào Nghị định 191/2013/NĐ-CP; Nghị định 88/2015/NĐ-CP và Hướng dẫn 2212/HD-TLĐ có quy định đối tượng, mức đóng và phương thức đóng kinh phí công đoàn 2023 như sau:

Đối tượng: Các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp không thành lập tổ chức công đoàn.

Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2023 vẫn được giữ nguyên là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Kinh phí công đoàn được nộp vào tài khoản ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.1 Phương thức đóng kinh phí công đoàn

  • Đóng theo tháng, mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động;

  • Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp: Đóng theo tháng hoặc theo quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động;

  • Đóng tại tại Liên đoàn Lao động quận/huyện nơi đặt trụ sở.

2.2 Mức phân bổ tổng số thu kinh phí công đoàn

  • 69% tổng số thu kinh phí công đoàn do công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sử dụng;

  • 31% tổng số thu kinh phí công đoàn nộp công đoàn cấp trên;

  • Mức phạt khi không nộp: Phạt tiền từ 12% - dưới 15% tổng số tiền phải đóng nhưng tối đa không quá 75 triệu.

 

1apcd

 

3. Mức đóng đoàn phí công đoàn năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, Hướng dẫn 238/HĐ-TLĐ, Hướng dẫn 2212/HD-TLĐ về đối tượng, mức đóng, phương thức đóng của người lao động về đoàn phí công đoàn như sau:

Đối tượng nộp đoàn phí công đoàn là người lao động;

Mức đóng đoàn phí công đoàn là 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.

Người lao động có thể lựa chọn phương thức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng cho công đoàn cơ sở hoặc trích từ tiền lương hàng tháng.

3.1 Mức phân bổ tổng số thu đoàn phí công đoàn

  • 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn do công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sử dụng;

  • 60% tổng số thu đoàn phí nộp công đoàn cấp trên.

Mức phạt khi người lao động không đóng đoàn phí công đoàn liên tục 06 tháng mà không có lý do chính đáng là sẽ bị kỷ luật.

Lưu ý: Chủ doanh nghiệp thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn do đó chủ doanh nghiệp không phải đóng đoàn phí công đoàn (theo hướng dẫn 238/HD-TLĐ ngày 04/03/2014 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam).

- Người lao động không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn.

- Doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn nhưng lao động không phải đóng đoàn phí công đoàn.

- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp BHXH từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.

Mọi người cũng hỏi

Câu hỏi 1: Kinh phí công đoàn là gì?

Trả lời: Kinh phí công đoàn là số tiền được cấp cho tổ chức công đoàn trong một tổ chức, doanh nghiệp hoặc tổ chức công cộng để thực hiện các hoạt động của công đoàn như bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động, tham gia vào quản lý và quyết định của doanh nghiệp, tổ chức các sự kiện và hoạt động xã hội, đào tạo và phát triển năng lực cho người lao động, và các hoạt động khác liên quan đến công đoàn.

Câu hỏi 2: Kinh phí công đoàn được huy động từ đâu?

Trả lời: Kinh phí công đoàn thường được huy động từ các nguồn sau:

  1. Đóng góp từ thành viên công đoàn: Một phần của thu nhập của người lao động được trích ra để đóng góp cho kinh phí công đoàn.

  2. Hỗ trợ từ doanh nghiệp hoặc tổ chức: Một số doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể hỗ trợ công đoàn bằng cách cung cấp kinh phí hoặc tài trợ cho các hoạt động công đoàn.

  3. Ngân sách từ nhà nước: Trong một số trường hợp, chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thể cấp kinh phí cho các hoạt động công đoàn.

Câu hỏi 3: Kinh phí công đoàn được sử dụng cho mục đích gì?

Trả lời: Kinh phí công đoàn được sử dụng để thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ của công đoàn như sau:

  • Tổ chức các sự kiện và hoạt động giao lưu, gắn kết người lao động.
  • Tài trợ cho các chương trình đào tạo và phát triển năng lực cho người lao động.
  • Thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động, bao gồm đàm phán hợp đồng lao động và giải quyết tranh chấp lao động.
  • Tham gia vào quản lý và quyết định của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
  • Tổ chức các hoạt động xã hội và từ thiện.

Câu hỏi 4: Ai quản lý và giám sát việc sử dụng kinh phí công đoàn?

Trả lời: Việc quản lý và giám sát việc sử dụng kinh phí công đoàn thường do Ban Chấp hành Công đoàn của tổ chức hoặc doanh nghiệp đảm nhiệm. Ban Chấp hành Công đoàn thường được bầu ra từ cán bộ công đoàn và được ủy quyền quản lý và giám sát việc sử dụng kinh phí công đoàn theo quy định của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Ngoài ra, việc sử dụng kinh phí công đoàn cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật và có sự giám sát của cơ quan kiểm toán nội bộ hoặc cơ quan quản lý tài chính từ ngoài.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo