Áo cưới là bộ trang phục đẹp nhất của người con gái khi xuất giá, do đó nếu bạn đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh áo cưới là ý tưởng rất hay và sáng tạo. Thế nhưng bạn chưa có kinh nghiệm cũng như chưa biết mình cần làm những gì để hợp pháp hóa cửa hàng của mình. Vậy tại sao bạn không tham khảo những kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh áo cưới qua nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin hữu ích nhất nhé.
Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh áo cưới
1. Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh áo cưới – Một số vấn đề trước thành lập
kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh áo cưới thành công là bạn cần xác định đúng, đủ và chính xác những nội dung trước khi bắt tay vào thực hiện kinh doanh cửa hàng áo cưới. Cụ thể:
1.1. Tiến hành thuê cửa hàng
Vấn đề đầu tiên bạn cần quan tâm đó là việc thuê cửa hàng hoặc mặt bằng để làm cửa hàng, xây dựng địa điểm kinh doanh. Bởi vì địa điểm đặt cửa hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng buôn bán. Bạn nên thuê mặt bằng ở khu vực đông dân cư để tăng khả năng mua hàng. Nếu bạn đã có mặt bằng hay cửa hàng tại nhà thì có thể áp dụng các chính sách khác để tăng khả năng kinh doanh.
1.2. Chuẩn bị ngành nghề đăng ký kinh doanh:
Khi bạn mở cửa hàng cho thuê áo cưới thì phải đăng ký ngành nghề kinh doanh cụ thể và phải đảm bảo rằng ngành nghề đó phù hợp với lĩnh vực dự định kinh doanh, như vậy mới được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Trường hợp đăng ký ngành nghề yêu cầu điều kiện, bạn còn phải đáp ứng các điều kiện liên quan đến ngành nghề trước khi đăng ký kinh doanh theo quy định.
1.3. Chuẩn bị vốn để mở cửa hàng áo cưới
Đây là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tế thì pháp luật không hề có quy định cụ thể về số vốn bạn cần chuẩn bị khi mở cửa hàng. Do đó, mức vốn mở cửa hàng sẽ do bạn quyết định và nó tùy thuộc vào khả năng, điều kiện kinh tế của từng người.
Tuy nhiên, để có khả năng thuê cửa hàng, chi trả những chi phí khác và đủ để quay vòng vốn, nhập váy cưới khi cần thiết thì bạn cần tối thiểu từ 200 – 700 triệu VNĐ. Bạn cần ghi rõ số vốn bạn dự định bỏ ra khi mở cửa hàng trong giấy phép kinh doanh.
1.4. Chuẩn bị tên cho cửa hàng:
Tên cửa hàng váy cưới phải là tên riêng không bị trùng lặp hay với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trong phạm vi quận huyện. Tên cần đủ cấu trúc về loại hình và tên riêng. Tên riêng của cửa hàng váy cưới có thể viết tắt hoặc viết bằng tiếng anh và phải sử dụng ký hiệu, chữ số hay các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt.
Tên riêng cửa hàng không được sử dụng những ký hiệu hay từ ngữ vi phạm văn hóa, không phù hợp thuần phong mỹ tục. Cấm sử dụng từ doanh nghiệp hay công ty trong tên cửa hàng.
1.5. Số lượng lao động của cửa hàng:
Cửa hàng váy cưới của bạn nếu có thuê nhân viên thì phải ghi rõ số lượng nhân viên đã thuê trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Lưu ý rằng, 1 cửa hàng chỉ được thuê tối đa 10 lao động.
1.6. Chuẩn bị thông tin chủ hộ kinh doanh, người đại diện cửa hàng:
– Bạn cần trình bày rõ tên, địa chỉ cư trú của người đăng ký kinh doanh, ngày cấp chứng minh thư nhân dân và chữ ký của chủ hộ, chủ cửa hàng.
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh áo cưới – Thủ tục thành lập hộ kinh doanh
đăng ký kinh doanh áo cưới theo mô hình hộ kinh doanh được quy định rất đơn giản, theo tuần tự các bước sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định cụ thể tại Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
2.1. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
2.2. Nơi nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh
2.3. Thời gian làm thủ tục:
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.
3. Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh áo cưới – Một số vấn đề sau thành lập
đăng ký kinh doanh áo cưới sau khi được cấp giấy chứng nhận, bạn cần lưu ý tới việc đóng thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí môn bài.
Đặc biệt bạn sẽ chỉ được mở 1 cửa hàng khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể trên phạm vi cả nước. Trường hợp bạn muốn mở nhiều cửa hàng, chuỗi cửa hàng thì phải tiến hành thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ tư vấn chia sẻ các kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh áo cưới để bạn đọc biết mình cần chuẩn bị những gì và thực hiện như thế nào. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp hay thành lập hộ kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!