Trong thị trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bạn muốn có chỗ đứng trên thị trường buộc phải có những kinh nghiệm nhất định. Đặc biệt là với những cá nhân đang muốn tham gia vào thị trường điện dân dụng. Thế nhưng, bạn không cần phải quá lo lắng, vì đã có chúng tôi hướng dẫn và chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm mở cửa hàng điện dân dụng trong nội dung bài viết dưới đây. Cùng theo dõi để cập nhật thông tin hữu ích nhất nhé.
Kinh nghiệm mở cửa hàng điện dân dụng
1. Kinh nghiệm mở cửa hàng điện dân dụng – Khó hay dễ?
Quy định về thành lập công ty hay mở cửa hàng điện dân dụng đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều và không phức tạp như chúng ta nghĩ. Để mở cửa hàng điện bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức chính sau:
Thứ nhất, thành lập công ty điện dân dụng;
Thứ hai, thành lập hộ kinh doanh
1.1. Thành lập doanh nghiệp
- Có tư cách pháp nhân để tách biệt tài sản của Công ty và tài sản của nhà đầu tư (nhà đầu tư không phải trả nợ thay Công ty khi Công ty thua lỗ).
- Việc sản xuất kinh doanh bài bản, quy củ. Có cơ cấu tổ chức và hoạt động cụ thể. Có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch.
- Không giới hạn số lượng lao động được quyền sử dụng trực tiếp (thông qua Hợp đồng lao động)
- Không giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh (được thành lập các đơn vị phụ thuộc)
- Chế độ thuế, kế toán phức tạp và mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao (thường là 25% lợi nhuận)
- Thường phải đáp ứng các điều kiện lao động, về bảo hiểm xã hội cho người lao động chặt chẽ và đầy đủ hơn so với loại hình Hộ kinh doanh.
- Chi phí thành lập doanh nghiệp và vận hành tốn kém.
- Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật.
1.2. Thành lập hộ kinh doanh
- Phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai
- Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.
- Thủ tục, chi phí thành lập và vận hành đơn giản, tiết kiệm.
- Không có tư cách pháp nhân, nhà đầu tư phải dùng tài sản của mình để trả nợ nếu Hộ kinh doanh thua lỗ. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh.
- Tính chất hoạt động manh mún, nhỏ lẻ.
- Không có quy định của pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể về cơ cấu tổ chức, hoạt động, về quyền và nghĩa của các nhà đầu tư.
- Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động trực tiếp.
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, không thể mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.
- Mỗi cá nhân chỉ được đứng tên đại diện thành lập một hộ kinh doanh.
- Nếu muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, sử dụng trên 10 lao động, thì phải chuyển đổi hình thức kinh doanh là hộ kinh doanh sang thành lập công ty để được điều chỉnh theo luật doanh nghiệp.
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng điện dân dụng – Thủ tục thành lập hộ kinh doanh
Cũng giống như việc thành lập hộ kinh doanh kinh doanh các ngành nghề mặt hàng khác thì thủ tục thành lập hộ kinh doanh điện dân dụng cũng gồm các bước sau:
2.1. Hồ sơ, thủ tục bạn cần chuẩn bị bao gồm những thông tin, giấy tờ sau:
– Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh.
– Biên bản họp nhóm về việc thành lập hộ kinh doanh đối nếu hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
– Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể để mở cửa hàng theo quy định. Nội dung trình bày cụ thể:
+ Thông tin chủ cửa hàng: Cần chuẩn bị thông tin đầy như họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú kèm theo chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, ại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập hoặc của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập.
+ Tên cửa hàng: Cửa hàng đồ điện dân dụng cần có tên riêng khi đăng ký kinh doanh. Tên cửa hàng phải tuân thủ những quy định chung như: Có đủ cấu trúc gồm cả loại hình và tên riêng. Tên không giống hay trùng lặp với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh khác trong phạm vi cấp huyện/ quận. Tên có thể viết bằng tiếng anh hay viết tắt nhưng không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Hơn nữa, cấm sử dụng chữ công ty hay doanh nghiệp để làm tên cửa hàng.
+ Ngành nghề kinh doanh: Bạn cần chuẩn bị ngành nghề để đăng ký kinh doanh. Ngành nghề đó phải phù hợp với mục đích kinh doanh. Nếu không chọn đúng ngành nghề, cửa hàng sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh.
+ Số vốn kinh doanh: Bạn chuẩn bị bao nhiêu vốn để mở cửa hàng thì phải ghi cụ thể vào hồ sơ đăng ký kinh doanh.
+ Địa chỉ cửa hàng: Cần ghi rõ địa chỉ cửa hàng của bạn, không nên sử dụng địa chỉ giả, địa chỉ không tồn tại khi đăng ký kinh doanh.
2.2. Xem xét hồ sơ và trả kết quả
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn mang hồ sơ nộp lên Ủy ban nhân dân cấp huyện/ quận, nơi đặt địa chỉ cửa hàng. Trường hợp hồ sơ đầy đủ các giấy tờ, yêu cầu hợp lệ, cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao giấy biên nhận và Giấy phép đắng ký kinh doanh trong vòng 05 ngày làm việc. Nếu hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo nội dung cần sửa đổi cho người thành lập hộ kinh doanh.
3. Kinh nghiệm mở cửa hàng điện dân dụng – Cần phải đóng bao nhiêu thuế?
Thuế, lệ phí, phí là các khoản mà chúng ta đều quan tâm khi mở cửa hàng kinh doanh điện dân dụng. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì sau khi cửa hàng đi vào kinh doanh, bạn sẽ cần đóng những loại thuế sau:
- Thuế giá trị gia tăng;
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có).
- Thuế môn bài
Bậc thuế | Thu nhập 1 năm | Mức thuế cả năm |
1 | Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm | 300.000 |
2 | Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm | 500.000 |
3 | Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm | 1.000.000 |
Cụ thể: Khi bạn mở cửa hàng kinh doanh điện dân dụng thì sẽ phải nộp theo hướng dẫn tại thông tư 92/2015/TT-BTC. Các trường hợp nộp thuế đối trong trường hợp này như sau:
– Nếu doanh thu cửa hàng dưới 100 triệu đồng/năm thì cửa hàng chỉ phải nội thuế môn bài. Mức thuế môn bài đối được hướng dẫn tại khoản 2 văn bản 33/VBHN-BTC theo 6 mức dựa trên mức thu nhập hàng tháng.
– Nếu doanh thu cửa hàng kinh doanh điện dân dụng có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì cửa hàng phải nộp 3 loại thuế : Môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân:
+ Thuế TNCN= Doanh thu khoán * tỷ lệ chịu thuế
+ Thuế GTGT = Doanh thu Khoán * tỷ lệ chịu thuế.
4. Kinh nghiệm mở cửa hàng điện dân dụng – Được thành lập bao nhiêu hộ kinh doanh?
Bạn sẽ chỉ được mở duy nhất 1 cửa hàng khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể trên phạm vi cả nước. Nếu bạn muốn mở thêm cửa hàng thứ 2 hay mở hệ thống cửa hàng thì lúc này phải tiến hành thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Trên đây là toàn bộ tư vấn chia sẻ các Kinh nghiệm mở cửa hàng điện dân dụng để bạn đọc biết mình cần chuẩn bị những gì và thực hiện như thế nào. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp hay thành lập hộ kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!