Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng lợi nhuận cao

Vật liệu xây dựng là mặt hàng vô cùng cần thiết trong xây dựng nhà cửa, công trình... Hiện nay mặt hàng này vẫn rất tiềm năng bởi nhu cầu xây dựng của chúng ta ngày càng tăng. Vậy để kinh doanh trong lĩnh vực này bạn cần có những kinh nghiệm nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của công ty Luật ACC về kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng  hiệu quả và thu được lợi nhuận cao nhé.
Bạn đang muốn kinh doanh về lĩnh vực này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Dưới đây là những chia sẻ của chúng tôi gửi tới quý độc giả về kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng.

kinh-nghiem-kinh-doanh-vat-lieu-xay-dung

Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng

1. Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng – Nguồn vốn và cách quản lý dòng tiền

Khi kinh doanh mặt hàng này bạn cần chuẩn bị số vốn lớn vì các mặt hàng này giá cả rất cao và ngoài ra bạn cần thuê mặt bằng rộng và cần nhiều nhân lực để vận hành cửa hàng.

Ngoài ra kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng xác định đây là sản phẩm mà khách hàng hay mua nợ không thanh toán cả hợp đồng mà chia thành từng đợt trong khi bạn cần tiền để quay vòng và nhập hàng. Không nên cho khách hàng nợ quá lâu và 100% hóa đơn.

Vậy nên,  việc bạn quản lý dòng tiền là rất quan trọng nếu bạn cho nợ quá lâu thì bạn có đủ vốn để xoay vòng hay không?  Theo đó,  bạn cần yêu cầu khách hàng thanh toán 60% hóa đơn và thanh toán trong 3-6 tháng để đảm bảo có thể quay vòng vốn và đảm bảo hoạt động của cửa hàng hiệu quả

2. Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng – Nhập hàng hóa ở đâu?

Bạn phải tính tới việc khi mở cửa hàng thì sẽ nhập nguồn hàng ở đâu. Hiện nay có một số cách nhập hàng hóa như sau:

Nhập hàng trực tiếp từ các công ty sản xuất vật liệu xây dựng: Khi nhập hàng trực tiếp ở đây, bạn sẽ được nhập với giá tốt nhất và được hưởng một số ưu đãi khi trở thành khách hàng lớn ở đây.

Tuy nhiên, các công ty này sẽ yêu cầu bạn nhập hàng với số lượng lớn nên bạn cần chuẩn bị một số vốn lớn ban đầu. Nếu nguồn vốn có hạn, kinh doanh nhỏ thì bạn nên cân nhắc các phương án khác.

Nhập hàng từ các đại lý vật liệu xây dựng: Đây là giải pháp nhiều cửa hàng lựa chọn vì nhập với giá tốt, và không yêu cầu số lượng quá lớn như nhập trực tiếp từ nhà sản xuất.

3. Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng – Xác định mặt hàng kinh doanh chủ lực

Vật liệu xây dựng bao gồm vật liệu xây dựng thô và vật liệu xây dựng hoàn thiện. Bạn rất khó để các bạn nhập tất cả các mặt hàng về để kinh doanh. Bạn có thể chọn một số loại hàng chủ lực.

Vật liệu xây dựng thô có: cát, sỏi, xi măng, gạch xây dựng, thép…

Vật liệu xây dựng hoàn thiện có nhiều chủng loại như: thiết bị vệ sinh, thiết bị nước, thiết bị điện…

kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng là bạn nên cân nhắc số vốn đầu tư và tình hình khu vực xung quanh cửa hàng để đưa ra được quyết định phù hợp mặt hàng nào nên được đầu tư.

4. Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng – Định giá vật liệu xây dựng

Hiện nay giá của vật liệu biến động không ngừng, bạn cần nắm bắt và điều chỉnh giá cửa hàng mình cho hợp lý để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

5. Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng – Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Với việc mở một cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng bạn có thể lựa chọn một trong ba hình thức kinh doanh sau: hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trong phạm vi của bài chúng tôi chỉ trình bày thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể.

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;

- Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh

Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:

- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;

- Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;

- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;

- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).

Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp bạn có thể thực hiện thủ tục online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi thông báo về tài khoản đăng ký kinh doanh của chủ hộ để hẹn ngày lấy giấy phép.Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung hoặc bị từ chối, chủ hộ cũng sẽ nhận được thông báo trực tiếp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng thủ tục xin giấy phép kinh doanh hay mở cửa hàng nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo