Đáp ứng nhu cầu của các Phật tử về tín ngưỡng là sự ra đời của các cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo, nơi mà mọi người có thể tìm mua những vật dụng phục vụ cho tín ngưỡng, thờ cúng... Sau đây, người viết sẽ chia sẻ tới Quý bạn đọc những kinh nghiệm kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo hiệu quả.
kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo
1. Kinh nghiệm kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo
Có thể nói, kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo là ngành nghề rất đặc biệt vì nó còn liên quan tới tâm đức, phước báu của một gia đình. Dưới đây là một số kinh nghiệm kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo chúng tôi chia sẻ tới Quý bạn đọc.
1.1. Kinh doanh với mức giá phù hợp
Người kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo nên biết vừa đủ để cân bằng cuộc sống, không quá tham lam thì sẽ có phước báo. Vì chúng ta còn cuộc sống sinh nhai nên khi kinh doanh tượng Phật, chúng ta chỉ dành một phần lãi vừa phải để nuôi sống gia đình.
1.2. Kinh doanh tượng Phật với tâm thanh tịnh
Trong cuộc sống này, nếu không có trang phục Phật tử, không có tràng hạt vì không có người bố thí thì không có đồ dùng để tu tập. Nếu không có ai sản xuất tượng Phật và chuyển tượng Phật đến nơi những người mong mỏi không thể thờ vì không có ai bố thí.
Vậy nên, nếu như có nơi tạc tượng Phật để cúng dường cho tất cả mọi người thì khi ấy mới không có kinh doanh; còn nếu chưa có thì chúng ta phải nhờ những người kinh doanh. Nhưng khi kinh doanh, chúng ta chính tâm thì được phước báu thiện, nếu không chính tâm thì không có phước báu thiện. Đây là lời chia sẻ đến từ cô Phạm Thị Yến.
2. Mở cửa hàng kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo có phải đăng ký giấy phép kinh doanh không?
Trước khi chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo, người viết sẽ trả lời câu hỏi mở cửa hàng kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo có phải đăng ký giấy phép kinh doanh không?
Mở cửa hàng kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo là hình thức hoạt động của chủ cửa hàng sử dụng vị trí mặt tiền như nhà phố, ngõ hẻm để kinh doanh các mặt hàng liên quan đến Phật giáo như pho tượng Phật, đồ trang mỹ thuật Phật giáo,…
Khi mở cửa hàng kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo và hoạt động thì các cá nhân tổ chức nên thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh với các cơ quan nhà nước để có thể thuận tiện trong việc kinh doanh.
3. Đăng ký kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo với mô hình là doanh nghiệp
Để tiến hành đăng ký kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo theo mô hình doanh nghiệp và có thể dễ dàng xuất các loại giấy tờ kinh doanh của doanh nghiệp với doanh nghiệp khác giúp cho việc thực hiện kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo dễ dàng hơn thì bạn nên đăng ký loại hình công ty.
Khi đăng ký mô hình doanh nghiệp thì sẽ do người đứng tên cá nhân làm chủ sở hữu hoặc do một tổ chức, có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký được cấp chứng nhận kinh doanh.
Chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ tài sản trong công ty với phạm vi số vốn điều lệ mà bạn khai báo. Chủ sở hữu sẻ ủy quyền hoặc bổ nhiệm người đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
Trình tự, thủ tục sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020.
4. Đăng ký kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo với mô hình là hộ kinh doanh
Đăng ký kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo với mô hình là hộ kinh doanh sẽ được dễ dàng xét duyệt và bạn không phải chịu trách nhiệm pháp lý, pháp luật đáng kể. Với mô hình hộ kinh doanh bạn có thể dễ dàng kinh doanh tại khu vực chỉ định và chịu thuế ít tiện lợi cho việc kinh doanh cá thể.
5. Một số lưu ý khi làm thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo
Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo là điều cần thiết bên cạnh đó còn một vài điều bạn nên lưu ý trước khi mở cửa hàng kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo.
5.1. Tên cửa hàng
Tên cửa hàng hoặc tên công ty sẽ là một thương hiệu đi với bạn trong suốt quá trình kinh doanh. Nên lựa tên cửa hàng mang tính chất thương hiệu và phù hợp.
Tuy nhiên khi đặt tên cửa hàng cũng phải có các quy định riêng của pháp luật để thuận tiện kinh doanh như: Tên cửa hàng không được trùng tên với các cửa hàng khác trong phạm quy cấp quận, huyện.
Khi đặt tên không sử dụng các từ ngữ khó hiểu, ký tự, ký hiệu thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục.
5.2. Nghĩa vụ thuế cửa hàng kinh doanh
Sau khi bắt đầu kinh doanh thì bạn cần phải đóng thuế theo nghĩa vụ công dân theo quy định pháp luật của nhà nước như: Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập cá nhân tùy theo mức thu nhập; Thuế môn bài;…
Tóm lại, nội dung bài viết trên đã giúp bạn đọc có thể biết được rằng để mở một cửa hàng kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo chúng ta nên đăng ký kinh doanh tại các cơ quan nhà nước để tránh những rủi ro pháp lý có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận