Quy định kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng (Cập nhật 2024)

Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng đang dần trở thành một lĩnh vực kinh doanh phổ biến hiện nay. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy các doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện để kinh doanh dịch vụ này? Các quy định hiện nay về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng như thế nào? Bạn đọc hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Quy Dinh Ve Cac Truong Hop Don Phuong Cham Dut Hop Dong Dan Su

Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

1. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là gì?

Theo định nghĩa tại Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử (sau đây gọi là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).

2. Các quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

Căn cứ pháp lý: Nghị định 10/2020/NĐ-CP

2.1. Quy định về xe 

Xe được sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe. Đồng thời phải dán cố định cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm

Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó.

2.2. Quy định về hợp đồng vận tải hành khách

Hợp đồng vận chuyển phải được đàm phán và ký kết trước khi thực hiện vận chuyển. Và trong hợp đồng phải bao gồm những nội dung chính sau đây:

- Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng;

- Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại;

- Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có);

- Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải);

- Thông tin về thực hiện hợp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển);

- Thông tin về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;

- Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển, trong đó thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước; quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển, hành khách hoặc người thuê vận tải; số điện thoại liên hệ tiếp nhận giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo của hành khách; cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải, hành khách.

2.3. Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

- Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe); chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển đã ký kết;

- Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau;

- Không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;

- Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp.

2.4. Quy định đối với người lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

Ngoài các loại giấy tờ như là giấy phép lái xe, căn cước công dân,... người lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng còn phải mang theo những giấy tờ sau:

- Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết;

- Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải;

- Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp.

Các quy định trên không áp dụng với lái xe phục vụ đám tang, đám cưới.

Trên đây là các quy định áp dụng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (809 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo