Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa (2024)

Kinh doanh vận tải đường thủy là gì? Để bắt đầu kinh doanh cần phải làm gì? ACC sẽ trả lời thông qua Thủ tục và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
kinh-doanh-van-tai-duong-thuy-noi-dia
Kinh Doanh Vận Tải Đường Thủy Nội Địa

1. Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là gì?

Để hiểu kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là gì, cần phải hiểu về vận tải đường thủy nội địa. Vận tải đường thủy nội địa là một trong các hoạt động giao thông đường thủy nội địa. Theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa 2014: Hoạt động vận tải đường thủy nội địa gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động vận tải kinh doanh.

Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động kinh doanh có điều kiện, gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa. Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải.

Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các hình thức sau:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;
  • Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
  • Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa;

2. Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Điều kiện chung để kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Theo đó điều kiện chung chủ kinh doanh cần đáp ứng để kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, gồm:

  • Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải thủy nội địa.
  • Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh.
  • Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
  • Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).
  • Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định

Theo quy định pháp luật hiện nay thì điều kiện kinh doanh vận tải hành khác theo tuyến cố định quy định tại Điều 6 Nghị định 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, theo đó thì: Đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thỏi cũng phải đáp ứng các điều kiện chung.

Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Đối với chủ kinh doanh vận tải đường thủy nội địa vận chuyển khách du lịch, ngoài các điều kiện chung, chủ kinh doanh còn phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 6 Nghị định 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, theo đó thì: Đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

3. Thủ tục kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Để kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, chủ kinh doanh cần phải đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa. Chủ kinh doanh có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.

Thủ tục đăng ký thành lập Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường thủy nội địa gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Nội dung bao gồm: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; ngành, nghề kinh doanh; vốn điều lệ, hoặc vốn đầu tư đối doanh nghiệp tư nhân; các thông tin về cổ phần nếu là công ty cổ phần; thông tin đăng ký thuế; số lượng lao động; thông tin liên quan đến chủ doanh nghiệp hoặc thành viên của doanh nghiệp (Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn).
  • Điều lệ công ty (doanh nghiệp tư nhân không cần có điều lệ).
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp hoặc nộp trực tuyến tại trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp phải sửa đổi, bổ sung sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Nhận kết quả: Sau khi đăng ký thành lập công ty thành công, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế.

4. Các câu hỏi thường gặp.

Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các những gì?

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;
  • Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
  • Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách là gì?

Vận tải hành khách đường thủy nội địa gồm các hình thức sau đây:

a) Vận tải hành khách theo tuyến cố định là vận tải có cảng, bến nơi đi, cảng, bến nơi đến và theo biểu đồ vận hành ổn định;

b) Vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến là vận tải theo yêu cầu của hành khách trên cơ sở hợp đồng;

c) Vận tải hành khách ngang sông là vận tải từ bờ bên này sang bờ bên kia, trừ

vận tải ngang sông bằng phà.

Người kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến có trách nhiệm:

a) Công bố và thực hiện đúng lịch chạy tàu hoặc thời gian vận tải, công khai cước vận tải, lập danh sách hành khách mỗi chuyến đi;

b) Bố trí phương tiện bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này.

Thuyền trưởng, người lái phương tiện chở khách hoặc phương tiện chở chung hành khách, hàng hóa phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Trước khi khởi hành phải kiểm tra điều kiện an toàn đối với người và phương tiện; phổ biến nội quy an toàn và cách sử dụng các trang thiết bị an toàn cho hành khách; không để hành khách đứng, ngồi ở các vị trí không an toàn;

b) Xếp hàng hóa, hành lý của hành khách gọn gàng, không cản lối đi; yêu cầu hành khách mang theo động vật nhỏ phải nhốt trong lồng, cũi;

c) Không chở hàng hóa dễ cháy, dễ nổ, hàng độc hại, động vật lớn chung với hành khách; không để hành khách mang theo súc vật đang bị dịch bệnh lên phương tiện;

d) Khi có giông, bão không được cho phương tiện rời cảng, bến, nếu phương tiện đang hành trình thì phải tìm nơi trú ẩn an toàn.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến và điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch là đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến là gì?

Đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Người kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến có trách nhiệm:

a) Công bố và thực hiện đúng lịch chạy tàu hoặc thời gian vận tải, công khai cước vận tải, lập danh sách hành khách mỗi chuyến đi;

b) Bố trí phương tiện bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này.

Thuyền trưởng, người lái phương tiện chở khách hoặc phương tiện chở chung hành khách, hàng hóa phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Trước khi khởi hành phải kiểm tra điều kiện an toàn đối với người và phương tiện; phổ biến nội quy an toàn và cách sử dụng các trang thiết bị an toàn cho hành khách; không để hành khách đứng, ngồi ở các vị trí không an toàn;

b) Xếp hàng hóa, hành lý của hành khách gọn gàng, không cản lối đi; yêu cầu hành khách mang theo động vật nhỏ phải nhốt trong lồng, cũi;

c) Không chở hàng hóa dễ cháy, dễ nổ, hàng độc hại, động vật lớn chung với hành khách; không để hành khách mang theo súc vật đang bị dịch bệnh lên phương tiện;

d) Khi có giông, bão không được cho phương tiện rời cảng, bến, nếu phương tiện đang hành trình thì phải tìm nơi trú ẩn an toàn.


Tìm hiểu thêm: >> Bãi bỏ giấy phép kinh doanh vận tải biển theo quy định mới của pháp luật năm 2022

Trên đây là toàn bộ thông tin do ACC cung cấp về vận tải đường thủy nội địa - vận tải đường thủy là gì - vận tải đường thủy có ưu điểm gì - vận tải đường sông - vận tải đường sông ở việt nam - công ty vận tải đường thủy nội địa - công ty vận tải đường thủy - kinh doanh vận tải đường thủy nội địa - kinh doanh vận tải đường thủy - điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa - giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa - điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy - giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy - thị trường vận tải đường thủy nội địa - phương tiện vận tải đường thủy nội địa - phương tiện vận tải đường thủy - giấy phép vận tải đường thủy - phương thức vận tải đường thủy - quy định về vận tải đường thủy nội địa - vận tải thủy đường sông - ưu nhược điểm của vận tải đường thủy - công ty dịch vụ vận tải đường thủy.

✅ Điều kiện: ⭕ kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (980 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo