Du lịch Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và kéo theo đó là sự vươn lên mạnh mẽ của những công ty kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa. Như vậy, kinh doanh lữ hành nội địa là gì? Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây của ACC:
Kinh doanh lữ hành nội địa là gì?
Kể từ ngày 28/10/2021 Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch có hiệu lực có tác động rất lớn đối với các công ty kinh doanh lữ hành nội địa. Nếu như trước đây các công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội phải ký quỹ 100.000.000 đồng khi xin cấp giấy phép thì từ 28/10/2021 đến hết ngày 31/12/2023 theo quy định của Nghị định 94/2021 mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.
1. Khái niệm
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 luật du lịch 2017 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch“. Mặt khác, về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại khoản 1 Điều 30 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa“. Như vậy, có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là việc xây dựng, tổ chức các tour du lịch cho khách hàng tại Việt Nam
Doanh nghiệp lữ hành là các đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập. Nó được thành lập và sinh lời bằng phương thức giao dịch; ký kết các hợp đồng du lịch hoặc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho kinh doanh du lịch.
Tiền ký quỹ trong kinh doanh là số tiền Doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ ký quỹ khi có ý định thành lập đối với những ngành nghề pháp luật quy định về số tiền ký quỹ. Pháp luật quy định cụ thể về các trường hợp sử dụng tiền ký quỹ này trên thực tế.
2. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định như thế nào?
Theo Điều 30 Luật Du lịch 2017 quy định về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo đó, có các hình thức kinh doanh dịch vụ lữ hành là lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế.
3. Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp (Doanh nghiệp có đang ký kinh doanh dịch vụ lữ hành)
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (Hai mươi triệu) đồng. Đây là điểm mới mà Chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Cụ thể theo Thông tư số 06/2017 ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch thì quy định về bằng cấp của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Quản trị lữ hành;
- Điều hành tour du lịch;
- Marketing du lịch;
- Du lịch;
- Du lịch lữ hành;
- Quản lý và kinh doanh du lịch.
- Quản trị du lịch MICE
- Đại lý lữ hành
- Hướng dẫn du lịch
- Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực
- Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch
Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không có các bằng cấp từ cao đẳng các chuyên ngành nêu trên cần học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm các nội dung đào tạo như sau:
- Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luậtliên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;
- Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
- Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
4. Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa
Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa theo quy định tại Khoản 1 điều 32 luật du lịch 2017 gồm
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (Mẫu số 04 thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL)
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
5. Trình tự xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa
Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
>>>Nếu đang có những thắc mắc về giấy phép lữ hành nội địa, mời Quý đọc giả xem qua bài viết: "Thủ tục quy trình giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa".
6. Mẫu giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Việc tìm hiểu về việc kinh doanh lữ hành và những gì xoay quanh nó nêu trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc của mình, vấn đề này cũng đã được pháp luật quy định như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Kinh doanh lữ hành nội địa là gì? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận