Tư vấn kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành uy tín [2024]

Để thực hiện tốt các quy định hiện hành của Chính phủ, các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, Thông tư 67/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính đã hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành và giúp các Bộ, Ngành, địa phương có cơ sở tin cậy để xem xét phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Bài viết dưới đây của ACC về Tư vấn kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Tư vấn kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành
Tư vấn kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành

1. Mục đích của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Mục đích của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và là cơ sở để người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, thông qua việc kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đưa ra ý kiến, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hay không.

2. Lập kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành gồm 2 bộ phận:

– Kế hoạch kiểm toán tổng thể

Kế hoạch kiểm toán tổng thể mô tả phạm vi và cách thức tiến hành cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết, làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Hình thức và quy mô của kế hoạch kiểm toán tổng thể tùy thuộc vào yêu cầu của hợp đồng kiểm toán, quy mô của dự án, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán. Những vấn đề chủ yếu mà kiểm toán viên phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm:

  • Thông tin về dự án và đơn vị được kiểm toán;
  • Xác định rủi ro và mức trọng yếu;
  • Nhân sự và thời gian kiểm toán.

– Chương trình kiểm toán.

Chương trình kiểm toán phải xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể. Chương trình kiểm toán của mỗi doanh nghiệp kiểm toán do kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán lập và thực hiện, có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp kiểm toán và khác nhau cho từng cuộc kiểm toán nhưng phải đảm bảo mục tiêu kiểm toán, thực hiện đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể và đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán.

3. Thực hiện kiểm toán

Mục tiêu chung: Việc kiểm toán được tiến hành theo tiêu Chuẩn kiểm toán Việt nam và các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt nam bao gồm những bước kiểm tra cần thiết để đơn vị kiểm toán có thể cung cấp đầy đủ những thông tin đảm bảo rằng các báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành được phản ánh trung thực, không có sự sai sót về số liệu và sai quy tắc.

3.1 Giao nhận hồ sơ báo cáo quyết toán:

Trước khi thực hiện kiểm toán, chúng tôi đề nghị Quý đơn vị/Chủ đầu tư/BQL dự án cung cấp hồ sơ báo cáo quyết toán theo từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Khi giao nhận hồ sơ báo cáo quyết toán, chúng tôi và Quý đơn vị/Chủ đầu tư/BQL dự án sẽ lập Biên bản giao nhận hồ sơ.

3.2 Nội dung kiểm tra Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành:

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, chúng tôi thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo các nội dung, yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Tài chính về Quy trình thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Các nội dung kiểm tra chủ yếu gồm:

3.3 Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư

– Kiểm tra, đối chiếu danh mục các văn bản quyết định đầu tư dự án và các văn bản pháp lý đã thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng dự án so với quy định của Nhà nước.

– Kiểm tra tính pháp lý của các văn bản liên quan đến dự án về: trình tự lập và duyệt văn bản, nội dung văn bản, thẩm quyền phê duyệt văn bản;

– Kiểm tra tính pháp lý về thực hiện quy chế đấu thầu, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư ký với các nhà thầu tư vấn, xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị.

Sau khi kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư, chúng tôi đưa ra nhận xét về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng dự án.

3.4 Kiểm tra nguồn vốn đầu tư

– Kiểm tra đối chiếu cơ cấu vốn và số vốn đầu tư thực hiện, đã thanh toán theo từng nguồn vốn qua từng năm so với số được duyệt hoặc cấp phát;

– Kiểm tra sự phù hợp giữa thực tế sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu nguồn vốn đầu tư xác định trong quyết định đầu tư;

– Kiểm tra việc điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư của dự án có chấp hành đúng chế độ và thẩm quyền quy định không.

Sau khi kiểm tra các nguồn vốn đầu tư của dự án đầu tư, chúng tôi đưa ra nhận xét về việc cấp phát, thanh toán, cho vay và sử dụng các nguồn vốn của dự án.

3.5 Kiểm tra chi phí đầu tư

– Kiểm tra chi phí xây dựng công trình và chi phí lắp đặt thiết bị về các mặt: Giá trị khối lượng quyết toán so với dự toán được duyệt, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, biên bản phát sinh; Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc áp dụng đơn giá, định mức, hệ số trượt giá, phụ phí (trong trường hợp chỉ định thầu), áp dụng đơn giá trúng thầu (trong trường hợp đấu thầu); Tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu); Việc sử dụng chủng loại vật liệu phù hợp với thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ trúng thầu;

– Kiểm tra chi phí thiết bị về các mặt: Giá trị, khối lượng thiết bị quyết tóan phù hợp với hợp đồng mua sắm, hóa đơn, chứng từ, thực tế thi công; Các chi phí có liên quan như vận chuyển, bảo quản , bảo hiểm, bảo dưỡng… có phù hợp với hợp đồng, hóa đơn, chứng từ và các quy định của Nhà nước; Tuân thủ các quy định trong việc lựa chọn nhà cung cấp (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu).

– Kiểm tra chi phí khác về các mặt: Giá trị quyết tóan chi phí khác phù hợp với dự toán được duyệt, phù hợp với chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; Tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu).

3.6 Kiểm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản bàn giao

– Kiểm tra các khoản chi phí chủ đầu tư đề nghị không tính vào giá trị tài sản bàn giao theo chế độ hiện hành của nhà nước về các mặt: Nội dung chi phí, nguyên nhân và căn cứ  đề nghị không tính vào giá trị tài sản bàn giao, thẩm quyền của cấp cho phép không tính và giá trị tài sản bàn giao;

– Kiểm tra chi phí thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng được phép không tính và giá trị tài sản bàn giao về các mặt: Nội dung và giá trị thiệt hại theo các biên bản xác nhận, mức độ bồi thường của công ty bảo hiểm để giảm chi phí (trong trường hợp dự án đã mua bảo hiểm).

– Kiểm tra chi phí thiệt hại được cấp có thẩm quyền quyết định hủy bỏ, cho phép không tính vào giá trị bàn giao về các mặt: Nội dung, giá trị thiệt hại thực tế so với quyết định của cấp có thẩm quyền, thẩm quyền của cấp cho phép không tính vào giá trị tài sản bàn giao.

3.7 Kiểm tra giá trị tài sản bàn giao

– Kiểm tra danh mục và giá trị tài sản bàn giao, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động, cho các đối tượng quản lý theo các biên bản bàn giao;

– Kiểm tra việc phân bổ các chi phí khác cho từng tài sản;

– Kiểm tra chi phí đầu tư hình thành tài sản cố định và tài sản lưu động;

– Kiểm tra việc quy đổi giá trị tài sản bàn giao về mặt bằng giá thời điểm bàn giao theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trong trường hợp dự án phải quy đổi vốn đầu tư.

3.8 Kiểm tra tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng

– Kiểm tra tổng số vốn đã thanh toán cho từng nhà thầu theo từng hạng mục và khoản chi phí. Trên cơ sở đó xác định danh sách các khoản nợ còn phải thu, phải trả các nhà thầu;

– Kiểm tra số dư các khoản tiền mặt, tiền gửi, các khoản tiền thu chưa nộp và ngân sách Nhà nước;

– Kiểm tra xác định số lượng, giá trị vật tư thiết bị còn tồn đọng;

– Kiểm tra xác định số lượng, giá trị còn lại các tài sản của Ban quản lý dự án.

Xem xét việc thực hiện của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đối với kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Nhà nước và xem xét các kiến nghị chủa chủ đầu tư (nếu có).

4. Kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, chúng tôi thực hiện các thủ tục sau:

– Phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán;

– Lập báo cáo kiểm toán;

– Xử lý các công việc phát sinh sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán;

– Phối hợp với Quý đơn vị/Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án bảo vệ số liệu quyết toán với cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán theo quy định.

>>>> Để tìm hiểu thêm về dịch vụ kiểm toán, mời các bạn tham khảo tiếp thông tin dưới đây: Dịch vụ kiểm toán

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1 Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là gì?

Là loại báo cáo được đại diện chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư lập nên căn cứ trên quy định về quyết toán dự án hoàn thành. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thể hiện các thông tin về tài chính, kinh tế và những thông tin thiết yếu khác liên quan đến việc đầu tư, thực hiện dự án.

5.2 Quy trình kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành gồm bao nhiêu bước?

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 kèm theo Thông tư 67/2015/TT-BTC, quy trình kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành gồm 03 bước: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, và kết thúc kiểm toán.

5.3 Các dịch vụ kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành như thế nào?

Kiểm tra và phê duyệt chi phí đầu tư; Đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hay không; Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện dự án; Kiểm tra việc chấp hành của Chủ đầu tư đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có); Xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán và các cơ quan có thẩm quyền khác; Trình bày báo cáo quyết toán vốn đầu tư một cách trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu; Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không; Đưa ra ý kiến độc lập, nhận xét, đánh giá và kiến nghị về báo cáo quyết toán vốn dự án hoàn thành và các vần đề khác.

5.4 Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành là gì?

Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành là toàn bộ các văn bản, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc đầu tư và quyết toán dự án, bao gồm báo cáo quyết toán dự án hoàn thành mà đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm chuẩn bị để phục vụ cho việc quyết toán dự án theo quy định của pháp luật về quyết toán dự án hoàn thành.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Tư vấn kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Tư vấn kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn và hỗ trợ pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ ACC. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (531 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo