Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc hội đồng quản trị là một cơ quan quan trọng trong công ty cổ phần nếu công ty đó hoạt động theo mô hình không có ban kiểm soát. Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Quy định về Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc hội đồng quản trị. Mời các bạn tham khảo.

1. Kiểm toán nội bộ là gì?
Theo hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The Institute of Internal Auditor, viết tắt là “IIA”), khái niệm kiểm toán nội bộ được hiểu như sau:
Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức.
Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.
Kiểm toán nội bộ giữ vai trò quan trọng đối với quy trình quản trị của các tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp, cụ thể là:
– Cung cấp khả năng quản lý rủi ro, nhận định và đánh giá hiệu quả của các quy trình, hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị công ty và kế toán doanh nghiệp.
– Tư vấn xây dựng quy trình, tư vấn kiểm soát các dự án mới, tư vấn và đánh giá, quản trị rủi ro.
– Đảm bảo quá trình thực hiện các hoạt động kiểm tra để đưa ra những đánh giá khách quan về tính tuân thủ, hiệu quả và hiệu suất kiểm soát.
– Đánh giá tình hình tài chính và kinh doanh cùng các vấn đề khác của doanh nghiệp và báo cáo trực tiếp lên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Vì vậy, hệ thống kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp đòi hỏi phải liên tục được kiểm tra, cập nhật và hoàn thiện.
2. Ban kiểm toán nội bộ là gì?
Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Ủy ban kiểm toán là một cơ quan chuyên môn thuộc Hội đồng quản trị. Cơ quan này phải có ít nhất hai thành viên trở lên. Người đứng đầu Ủy ban kiểm toán là Chủ tịch Ủy ban kiểm toán. Chủ tịch Ủy ban phải là thành viên độc lập Hội đồng. Các thành viên còn lại của Ủy ban phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành.
3. Những đối tượng phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ
Căn cứ Điều 2 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Các doanh nghiệp;
đ) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ.
2. Đối với các đối tượng mà pháp luật chuyên ngành có quy định phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành. Những nội dung mà pháp luật chuyên ngành không có quy định thì vận dụng theo quy định tại Nghị định này để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
3. Công tác kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
4. Công tác kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo Luật Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Nhà nước ban hành."
Theo đó, đối tượng phải thực hiên công tác kiểm toán nội bộ bao gồm:
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Các doanh nghiệp;
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ.
Đối với các đối tượng mà pháp luật chuyên ngành có quy định phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành.
4. Quy chế và quy trình hoạt động của ban kiểm toán nội bộ
Căn cứ Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ như sau:
"Điều 12. Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ
1. Quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
2. Quy trình kiểm toán nội bộ: quy định và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
3. Trên cơ sở các quy định tại Nghị định này, đơn vị phải xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đơn vị được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
4. Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ là:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con."
Theo đó, công ty cổ phần sẽ xây dựng và ban hành Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị mình. Căn cứ vào đó, đơn vị sẽ áp dụng trong xuyên suốt quá trình kiểm toán nội bộ.
Trên đây là tất cả thông tin về Quy định về Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc hội đồng quản trị mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận