Để một doanh nghiệp có thể phát triển và thành công có rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng, tiên quyết đó là nguồn vốn. Dù ý tưởng có hay, mới lạ, kế hoạch được xây dựng, phát triển chặt chẽ, dự kiến tình huống đa dạng đến đâu nhưng không có vốn không thể triển khai. Trước khi phát triển dự án, thành lập công ty, bất kỳ chủ doanh nghiệp nào cũng phải tính đến nguồn vốn, dự kiến tài chính để đảm bảo duy trì, phát triển ổn định, các chi phí hợp lý của doanh nghiệp. bên cạnh đó kiểm toán nợ phải trả cũng là một việc vô cùng quan trọng. Thế thì, Kiểm toán nợ phải trả và nguồn vốn là gì?
1. Nguồn vốn là gì?
Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản đó.
Theo nguồn gốc hình thành nên tài sản thì có 2 loại nguồn vốn là vốn chủ sở hữu và tài sản.
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn ban đầu do chủ doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc lợi nhuận thu được do hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu có đặc điểm là nguồn vốn sử dụng dài hạn và không cam kết phải thanh toán.
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của Doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện đã qua mà Doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán bằng các nguồn lực của mình. Nợ phải trả có đặc điểm là nguồn vốn sử dụng có thời gian kèm theo nhiều ràng buộc như phải thế chấp, phải trả lãi,…
Tùy theo lại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau… Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hóa, giải phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế, thúc đẩy sự thu hút vốn vào cách doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh.
Các phương thức tạo vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác là:
– Huy động vốn chủ sở hữu từ:
+ Vốn góp ban đầu
+ Lợi nhuận không chia
+ Vốn từ phát hành cổ phiếu
– Huy động vốn nợ từ
+ Tín dụng Ngân hàng
+ Tín dụng thương mại
+ Phát hành trái phiếu
2. Kiểm toán nợ phải trả là gì?
Nợ phải trả có những đặc điểm cơ bản, người tiêu dùng có thể hiểu rõ chi tiết nhờ căn cứ vào các đặc điểm đó. Đây là khoản mục rất quan trọng trên báo cáo tài chính. Chúng ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh như thế nào.
Với tầm quan trọng của nợ phải trả, các sai lệch này sẽ gây ra ảnh hưởng đến các yếu tố khác trên bảng báo cáo tài chính. Điều này sẽ làm sai lệch các quyết định trong kinh doanh của đơn vị.
Mục tiêu của công tác này sẽ giúp kiểm tra lại các số liệu về nợ phải trả trên có đúng hay không? Thông qua các căn cứ về giấy tờ mua bán, đối chiếu công nợ… Từ đó có được tính chính xác nhất trên sổ sách kế toán.
3. Quy trình & thủ tục kiểm toán nợ phải trả
Khi kiểm toán nợ phải trả, các kiểm toán viên cần tuân thủ theo các quy trình và thủ tục nhất đinh. Từ đó mới đảm bảo được xác định số liệu chính xác nhất:
3.1. Kiểm tra thanh toán sau ngày khóa sổ
Sau khi kế toán hoàn tất các nghiệp vụ, cần tiến hành khóa sổ để đảm bảo tránh bị nhầm lẫn, số liệu bị thay đổi. Ngày khóa sổ thường là ngày kết thúc của năm tài chính. Sau khi thực hiện thao tác này, các số liệu sẽ không bị thay đổi để nên việc kiểm tra sẽ tiến hành dễ dàng hơn.
3.2. Tìm ra những khoản nợ chưa được ghi nhận
Trong quá trình nhập liệu chứng từ, đôi khi có thể bị thiếu sót về số liệu chưa được ghi nhận. Các kiểm toán sẽ xem xét các khoản chi phí nào chưa được ghi nhận bằng cách đối chiếu các khoản chi tiền, với các hóa đơn nhập hàng.
3.3 Gửi thư xác nhận
Để đảm bảo tính đúng đắn về công nợ phải trả, khâu xác nhận số liệu công nợ giữa hai bên là rất cần thiết. Thông thường, khi hai bên có cùng số liệu thống nhất nhau thì sẽ có ít sai lệch.
3.4 Kiểm tra tính ghi nhận đúng kỳ
Trong kế toán, có nhiều sai sót mà do người nhập liệu gây ra. Một trong số đó phải kể đến đó là thời điểm ghi nhận. Kế toán có thể mắc phải là rủi ro là ghi nhận giao dịch vào năm sau hoặc có thể trường hợp chứng từ được ghi nhận rồi nhưng hàng chưa về….
3.5. Kiểm tra việc trình bày và công bố đối với các khoản phải trả
Công việc trình bày công nợ phải trả cần phải thực hiện tuân thủ đúng quy chuẩn. Trên biên bản số liệu cần thể hiện số dư đầu kỳ, số phát sinh trong tăng giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ.
Sau khi đã trình bày và thể hiện bằng biên bản, hai bên cần công bố số liệu. Khi thống nhất, hai bên cần phải xác nhận số liệu với nhau.
3.6. Đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ
Đối với các doanh nghiệp có các giao dịch mua hàng liên quan đến ngoại tệ thì sẽ có các khoản công nợ. Lĩnh vực này khá phức tạp nên kiểm toán cần lấy số dư bằng USB của các khoản đó nhân với tỷ giá bán. Sau đó, tiến hành so sánh số dư trên sổ sách kế toán để biết được chênh lệch. Các sai sót trọng có trọng yếu hay không?
https://accgroup.vn/ke-toan-no-phai-tra-va-von-chu-so-huu/
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Kiểm toán nợ phải trả và nguồn vốn. Chúng tôi hy vọng có thể giúp cho quý bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thông tin về Kiểm toán nợ phải trả và nguồn vốn . Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:
- Zalo: 0846967979
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận