Ngành kiểm toán có sức ảnh hưởng rất lớn đến nhiều đối tượng, không chỉ đối với chủ thể doanh nghiệp được kiểm toán mà còn là căn cứ quan trọng của những nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính. Báo cáo tài chính còn là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức đối với cơ quan nhà nước. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1b.

Căn cứ pháp lý
1. Kiểm toán là gì ?
Về cơ bản, nếu như công việc kế toán là việc cung cấp thông tin về tài chính của một tổ chức kinh tế thông qua các công cụ là báo cáo tài chính thì công việc của một kiểm toán viên sẽ là kiểm tra và xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó. Nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá tất cả các bằng chứng có liên quan đến những thông tin tài chính được cung cấp bởi kế toán viên nhằm xác minh tính chính xác và lập báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực chung đã được công nhận.
Với đặc thù công việc như vậy, ngành kiểm toán có sức ảnh hưởng rất lớn tới nhiều đối tượng, không chỉ đối với công ty được kiểm tra mà còn cả những nhà đầu tư có quan tâm tới tình hình tài chính của công ty đó. Những báo cáo của kiểm toán viên là căn cứ đáng tin cậy nhất cho các nhà đầu tư bên ngoài và là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức với cơ quan nhà nước.
Kiểm toán tiếng Anh là Audit.
2. Phân loại kiểm toán.
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, người ta có thể chia kiểm toán thành nhiều loại hình khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ.
+ Kiểm toán nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của nhà nước thực hiện các chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp số liệu kế toán các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế nhà nước, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do nhà nước cấp
+ Kiểm toán độc lập: là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn. Để trở thành một kiểm toán viên độc lập đòi hỏi kiểm toán viên phải có các yêu cầu nhất định. Về mặt chuyên môn, kiểm toán viên phải có chứng chỉ kiểm toán viên (CPA), phải đăng ký hành nghề tại Bộ tài chính, không có tiền án, tiền sự và đảm bảo được tính độc lập.
+ Kiểm toán nội bộ: là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong đơn vị, phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị. Vai trò của kiểm toán viên nội là giám sát việc thực hiện các hoạt động trong đơn vị nhằm phát hiện các sai sót, gian lận; giúp tư vấn cho các nhà quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động.
3. Cơ cấu tổ chức kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1b.
Trích theo Quyết định số: 228 /QĐ-KTNN ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành Ib thì cơ cấu tổ chức kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1b bao gồm:
Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ib gồm: Kiểm toán trưởng và các Phó Kiểm toán trưởng.
Tổ chức của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib gồm các phòng cụ thể như sau:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Kiểm toán Ngân sách 1;
- Phòng Kiểm toán Ngân sách 2;
- Phòng Kiểm toán Ngân sách 3;
- Phòng Kiểm toán Doanh nghiệp;
- Phòng Kiểm toán đầu tư dự án.
4. Chức năng của phòng Tổng hợp kiểm toán nhà nước 1b.
Phòng Tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện các mặt công tác: Lập kế hoạch công tác của đơn vị; kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn, dài hạn và kế hoạch kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; quản lý việc thực hiện kế hoạch kiểm toán và kế hoạch kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; thẩm định kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán, báo cáo kiểm toán; chủ trì thực hiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán; lưu trữ, quản lý và khai thác hồ sơ kiểm toán; tổng hợp kết quả công tác của đơn vị, kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; công tác tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư, lưu trữ, thi đua - khen thưởng; là đầu mối giúp lãnh đạo đơn vị quan hệ công tác với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
5. Chức năng của phòng kiểm toán ngân sách 1,2,3.
Phòng Kiểm toán ngân sách có chức năng giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các bộ, ngành, cơ quan trung ương thuộc phạm vi kiểm toán của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Tìm hiểu về kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1b”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận