Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh. Hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. cùng Luật ACC tìm hiểu về Kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo luật cạnh tranh nhé.

1. Định nghĩa về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh

quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh

“Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.”

Định nghĩa trên tạo nên cơ cấu pháp luật về các nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh theo thông lệ quốc tế, bao gồm 3 bộ phận: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng địa vị thống lĩnh thị trường,và tập trung kinh tế.

2. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Điều 8 Luật cạnh tranh quy định về các thoả thuận hạn chế cạnh tranh

"Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;

4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;

8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ."

Luật cạnh tranh không phân biệt giữa các thỏa thuận cạnh tranh theo chiều ngang và các thoả thuận theo chiều dọc của các chu trình hoatju động kinh doanh. Trong 8 loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì không phải tất cả các loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bị cấm một cách tuyệt đối. Việc cấm tuyệt đối chỉ áp dụng đối với những loại thỏa thuận về ngăn cản, kìm hãm, không cho đối thủ tiềm năng tham gia thương trường, không được phát triển, mở rộng kinh doanh; thỏa thuận, loại bỏ các doanh nghiệp nằm ngoài thỏa thuận hoặc thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu trong cung cấp hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Khoản 8 Điều 8 Luật cạnh tranh mới chỉ đề cập được một bên của thị trường trong khi những người đi mua sản phẩm hàng hóa cũng có mong muốn và cơ hội thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Những thỏa thuận có liên quan đến thị phần dưới 30% là hoàn toàn tự do. Việc miễn trừ sẽ có thể đặt ra khi các thỏa thuận thuộc loại bị cấm. Trong các trường hợp thị phần kết hợp từ 30% trở lên, các bên tham gia thỏa thuận có thể làm thủ tục để được hưởng miễn trừ có thời hạn. Khả năng này sẽ xảy ra vì mục đích hạ gái thành sản phẩm hoặc có lợi cho người tiêu dùng, lợi ích chung cho nền kinh tế mà các doanh nghiệp thỏa thuận áp dụng một hay nhiều trong những biện pháp như sau:

– Hợp lý hóa cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

– Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

– Thúc đẩy việc áp dụng, thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chuẩn loại sản phẩm.

– Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố về giá.

– Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

– Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thẩm quyền cho hưởng miễn trừ thuộc về Bộ trưởng Bộ thương mại. Cần lưu ý rằng, mọi thỏa thuận khi tồn tại ở dạng bị cấm thì đều không có hiệu lực thi hành. Cũng giống như hợp đồng vô hiệu, việc xử lý hậu quả của hiện tượng này sẽ áp dụng pháp luật chuyên ngành khi có quy định về hợp đồng. Nếu không các nguyên tắc xử lý hợp đồng vô hiệu trong BLDS sẽ được áp dụng. Thứ hai, khi áp dụng thị phần doanh nghiệp nói chung và tính thị phần kết hợp nói riêng cần triệt để áp dụng các tiêu chisveef thị trường liên quan.Trong đó đặc biệt là tiêu chí về đối tượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Bỏi là thông thường, một doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì cùng một lúc nó cũng tham gia vào nhiều thị trường khác nhau.

3. Lạm dụng địa vị thống lĩnh thị trường

Để xác định sức mạnh kinh tế của một hay một nhóm doanh nghiệp trên thị trường, người ta tính đến các yếu tố sau:

– Năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng như khả năng huy động vốn.

– Năng lực về công nghệ của doanh nghiệp.

– Khả năng sử dụng các nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng.

– Quy mô của hệ thống đại lý, phân phối.

– Tỷ lệ thị phần của doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp trên thị trường liên quan.

Nhìn chung, các yếu tố trên đây là tương đối khó xác định về phương diện định lượng. Vì vậy, pháp luật thường đặt trọng tâm của việc xác định vị trí thống lĩnh thị trường vào yếu tố thị phần.

4. Tập trung kinh tế

Tập trung kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu của tư bản trong kinh tế thị trường.Theo Điều 16Luật cạnh tranh   quy định:

"Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm:

1. Sáp nhập doanh nghiệp;

2. Hợp nhất doanh nghiệp;

3. Mua lại doanh nghiệp;

4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

5. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật."

Theo đó, Sát nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sát nhập.

Hợp nhất doanh nghiệp là là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị hợp nhất.

Mua lại doanh nghiệp là một doanh nghiệp mua toàn bộ phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi pối hoàn toàn một ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại.

Liên danh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền , nghĩa vụ hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

Những hình thức đầu tư vào doanh nghiệp khác đến một mức độ nào đó cũng có thể coi là một hình thức khác của tập trung kinh tế.

Trên đây là nội dung về Kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo luật cạnh tranh Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ ngay. Hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được các bài viết hay về các lĩnh vực khác nữa nhé.