Xét nghiệm vi sinh là một trong những xét nghiệm rất cần thiết trong khám và chẩn đoán bệnh nhiễm trùng, giúp tìm nguyên căn bệnh dễ dàng hơn. Xét nghiệm vi sinh gồm nhiều xét nghiệm nhỏ, tùy vào mẫu bệnh phẩm, loại bệnh nhiễm trùng mà lựa chọn các xét nghiệm vi sinh khác nhau. Để hiểu rõ hơn về kiểm nghiệm vi sinh vật. Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết bên dưới.
Xét Nghiệm Vi Sinh Là Gì Và Xét Nghiệm Vi Sinh Để Làm Gì?
1. Xét nghiệm vi sinh là gì?
Xét nghiệm vi sinh là xét nghiệm phân tích, chẩn đoán hình ảnh vi sinh vật trên mẫu nhằm tìm ra căn nguyên gây bệnh, hỗ trợ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị.
Như vậy đối tượng của xét nghiệm vi sinh này là các vi sinh vật gây bệnh có trong mẫu bệnh phẩm. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm có thể thu thập được từ người, động vật, môi trường sống hay các loại dụng cụ, thức ăn... nghi chứa căn nguyên gây bệnh.
Phạm vi áp dụng của xét nghiệm vi sinh rất đa dạng, có thể sử dụng trong chẩn đoán, theo dõi, điều trị, dịch tễ học hoặc trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học hay pháp lý.
2. Xét nghiệm vi sinh để làm gì?
Xét nghiệm vi sinh sẽ giúp tìm căn nguyên nhiễm trùng, từ đó đưa ra phương pháp điều trị chính xác hơn.
Theo thống kê, nhiễm trùng là một nhóm bệnh có tỉ lệ mắc hàng đầu ở nước ta, so với các bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì hay ung thư...
Các bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất là các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu… Bên cạnh đó, cũng có các bệnh nhiễm trùng đường máu, nhiễm trùng da...
Thực tế, mỗi người hầu hết đều mắc ít nhất 1 lần các căn bệnh nhiễm trùng này trong suốt cuộc đời.
Cũng bởi thế mà nhiều người bệnh rất chủ quan, không đến các cơ sở y tế để khám và điều trị khi bị bệnh mà tự ý sử dụng thuốc kháng sinh điều trị. Việc này chỉ khắc phục bệnh tạm thời, mà hệ lụy sức khỏe lâu dài là khó tránh khỏi, gây tình trạng kháng thuốc và suy giảm hệ miễn dịch.
Hơn nữa, sử dụng kháng sinh bừa bãi còn gây hệ lụy lớn tới xã hội, Việt Nam là nước đã phải sử dụng đến kháng sinh thế hệ cuối bởi tình trạng kháng thuốc đáng báo động.
Việc sử dụng kháng sinh phù hợp cũng như tìm ra nguyên nhân chính xác gây các bệnh nhiễm trùng là vô cùng cần thiết để đưa ra hướng điều trị thích hợp. Xét nghiệm vi sinh ra đời nhằm mục đích vậy, giúp các bác sĩ đưa ra căn cứ để có phác đồ điều trị đúng nhất với bệnh nhiễm trùng...
3. Phân loại xét nghiệm vi sinh
Dựa vào phương pháp xét nghiệm, ta có thể chia xét nghiệm vi sinh ra các loại xét nghiệm:
- Xét nghiệm soi trực tiếp.
- Xét nghiệm sinh học phân tử.
- Xét nghiệm nuôi cấy.
- Xét nghiệm miễn dịch.
4. Ý nghĩa của từng xét nghiệm vi sinh
Như đã nói ở trên, có 4 loại xét nghiệm vi sinh. Trong đó, xét nghiệm vi sinh soi trực tiếp là bước đầu, cơ sở gợi ý chẩn đoán cho lựa chọn các bước xét nghiệm tiếp theo.
Soi trực tiếp có thể lựa chọn: soi tươi khi vi sinh vật còn sống; soi vi sinh vật qua thuốc nhuộm khi chúng đã chết; hoặc soi dưới kính hiển vi điện tử, soi trường vi sinh vật kích thước siêu hiển vi (virus).
Mỗi xét nghiệm sinh học lại có ý nghĩa riêng:
Soi tươi
Xét nghiệm soi tươi chủ yếu giúp phát hiện vi sinh vật di động, đặc biệt có giá trị với vi khuẩn giang mai, các phẩy khuẩn tả, xoắn khuẩn, amibe.
Ngoài ra soi tươi cũng được dùng trong chẩn đoán, tìm trứng, ấu trùng của ký sinh trùng hay các sợi/bào tử nấm. Trong xét nghiệm này, các vi sinh vật được soi khi còn sống.
Soi vi sinh vật qua nhuộm
Do cần sử dụng nhiều loại thuốc nhuộm khác nhau lên vi sinh vật khi soi nên ta gọi đây là phương pháp nhuộm.
Ở xét nghiệm này, vi sinh vật đã được cố định (đã chết), cho phép nhận định hình thể, cách sắp xếp - cấu trúc của vi sinh vật (chủ yếu ở vi khuẩn) và tính chất bắt màu. Xét nghiệm thực hiện dưới kính hiển vi quang học.
Soi vi sinh vật dưới kính hiển vi điện tử
Quan sát dưới kính hiển vi điện tử thường dùng soi vi sinh vật có kích thước siêu hiển vi (virus) hoặc soi siêu cấu trúc của vi sinh vật.
Giá trị của soi trực tiếp chủ yếu là mang tính gợi ý chẩn đoán, song là tiêu chuẩn chẩn đoán vàng trong trường hợp phát hiện một số loại vi khuẩn như: lao (AFB, BK), phong (BH)…
5. Nên thực hiện xét nghiệm vi sinh ở địa chỉ uy tín?
Hiện nay trên cả nước có rất nhiều cơ sở xét nghiệm vi sinh, từ các bệnh viện lớn nhỏ đến phòng khám, trung tâm xét nghiệm. Thế nhưng, không phải cơ sở nào cũng đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng xét nghiệm vi sinh.
Cụ thể, để đảm bảo tính chính xác, trung thực của xét nghiệm vi sinh, các cơ quan chức năng luôn cần thực hiện đồng thời đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng.
Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng xét nghiệm vi sinh liên quan tới kiểm tra toàn bộ các hoạt động đã được lên kế hoạch trên hệ thống quản lý phòng xét nghiệm.
Bao gồm: nhân sự, chính sách, thiết bị, cơ sở hạ tầng, xử lý mẫu, quy trình xét nghiệm, báo cáo kết quả... cả 3 giai đoạn trước, trong và sau xét nghiệm.
Kiểm tra chất lượng
Kiểm tra chất lượng gồm nội kiểm và ngoại kiểm.
Nội kiểm chất lượng gồm kiểm tra môi trường nuôi cấy, thuốc thử và thuốc nhuộm, kháng nguyên chẩn đoán và kháng nguyên huyết thanh, PCR, kháng sinh đồ, Realtime...
Ngoại kiểm chất lượng gồm kiểm tra lại, phòng xét nghiệm tham chiếu, phân tích lại, hình thức thử nghiệm độ thành thạo, lưu giữ chủng...
Trên đây là nội dung về Kiểm nghiệm vi sinh vật mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Trân trọng.
Nội dung bài viết:
Bình luận