Những cá nhân, tổ chức vi phạm nghĩa vụ đăng ký tạm trú đều bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật. Bài viết cung cấp thông tin về quy định xử phạt người nước ngoài không đăng ký tạm trú tại Việt Nam.
Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài là việc đăng ký xác thực nhập cảnh cho người nước ngoài, đảm bảo cho họ có thể lưu trú liên tục tại Việt Nam trong thời gian hiệu lực của thẻ tạm trú.
1. Đối tượng tiến hành khai báo tạm trú
Các đối tượng sau cần phải tiến hành khai báo tạm trú cho người nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
- Người nước ngoài
- Cơ sở lưu trú bao gồm cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
2. Hình thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài
Có hai cách thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài:
- Thông qua Trang thông tin điện tử
- Phiếu khai báo tạm trú.
Trong đó, cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử. Các cơ sở lưu trú khác được lựa chọn một trong hai cách thức khai báo tạm trú trên.
Điều kiện làm thẻ VISA gồm những gì, làm visa có khó không? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục làm visa
3. Biện pháp xử phạt hành vi vi phạm quy định về đăng ký tạm trú
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký tạm trú cho người nước ngoài, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền.
Bên cạnh hình thức xử phạt chính, việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài có thể là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung.
Có phải đăng ký tạm trú cho người nước ngoài không? Đăng ký ở đâu? Thủ tục như thế nào? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
4. Về mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính về đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
Cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
- Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
- Cơ sở lưu trú cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định hoặc không thực hiện đúng các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
Người nước ngoài có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu thuộc trường hợp sau:
- Không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú quá thời hạn từ 16 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
Cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu có hành vi:
- Sử dụng hộ chiếu giả, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu giả, thị thực giả, thẻ tạm trú giảđể nhập cảnh hoặc cư trú ở Việt Nam.
Cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu có hành vi:
- Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp thẻ tạm trú.
- Làm giả hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thẻ tạm trú;
Ngoài ra, tịch thu giấy tờ, hồ sơ giải mạo sẽ được áp dụng là hình thức xử phạt bổ sung đối với những hành vi phạm hành chính như sử dụng hộ chiếu giả, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu giả, thị thực giả, thẻ tạm trú giả để nhập cảnh hoặc cư trú ở Việt Nam; giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp thẻ tạm trú; làm giả hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thẻ tạm trú.
Bên cạnh việc áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm nêu trên bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi/hủy bỏ hộ chiếu, giấy tờ , tài liệu giải mạo. Thậm chí, người nước ngoài nếu có hành vi vi phạm hành chính về khai báo, đăng ký tạm trú thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là biện pháp mạnh tay nhất đối với người nước ngoài vi phạm quy định pháp luật Việt Nam nhằm bảo vệ và duy trì an ninh, trật tự xã hội.
Có phải đăng ký tạm trú cho người nước ngoài không? Đăng ký ở đâu? Thủ tục như thế nào? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
5. Dịch vụ ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ và làm thẻ tạm trú CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI của ACC
Khách hàng cung cấp:
- Hộ chiếu gốc
- 02 ảnh 3x4cm
- Giấy tờ chứng minh thuộc diện xem xét cấp thẻ tạm trú theo quy định
- Giấy xác nhận đăng ký tạm trú hoặc sổ khai báo tạm trú của người nước ngoài.
Phí dịch vụ trọn gói:……………………..
6. Những câu hỏi thường gặp.
Thẻ tạm trú của người nước ngoài có thời hạn bao lâu?
Theo quy định, thẻ tạm trú có hiệu lực từ 1-3 năm, cao nhất là 5 năm. Mỗi lần ra vào Việt Nam sẽ đóng dấu lưu trú vào hộ chiếu của người nước ngoài.
Không đăng ký tạm trú bao lâu thì bị phạt?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú năm 2020 nêu trên, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân. Do đó, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trong thời hạn quy định (30 ngày kể từ ngày đến sinh sống tại nơi ở trọ) thì có thể bị phạt.
Cụ thể, người nào không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú, xoá đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, nếu đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới (chuyển chỗ trọ mới...), đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không thực hiện thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú thì sẽ bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Như vậy, do nghĩa vụ đăng ký tạm trú là người thuê nhà và người này phải đăng ký trong thời gian 30 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi ở trọ. Nếu không thực hiện đúng quy định này, người thuê nhà sẽ bị phạt đến 01 triệu đồng.
Thời hạn bắt buộc khai báo tạm trú cho người nước ngoài là bao lâu?
Theo Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
Theo đó, cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người nước ngoài gồm: Khách sạn; nhà khách; khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập; cơ sở khám, chữa bệnh; nhà riêng. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi người nước ngoài đến tạm trú, chủ cơ sở lưu trú phải hoàn thành khai báo tạm trú (đối với vùng sâu, vùng xa thời hạn là 24 giờ).
Việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài là bắt buộc, nếu không khai báo trong thời hạn sẽ bị xử phạt.
Hiện nay có mấy hình thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài?
Hiện nay, có 2 hình thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài:
1. Khai báo qua mạng tại Trang thông tin điện tử
Các khách sạn thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử.
2. Khai báo bằng Phiếu khai báo tạm trú
Các cơ sở lưu trú khác được lựa chọn một trong hai cách thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài nêu trên, khuyến khích thực hiện qua Trang thông tin điện tử.
7. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của ACC
- Tư vấn các loại giấy tờ cần có khi thực hiện
- Tư vấn về nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước khi thực hiện
- Tư vấn về trình tự, thủ tục và thời gian thực hiện
- Không phải đi lại
- Nhận kết quả tại nhà
- Dịch vụ trọn vẹn từ A – Z
- Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước.
Với 08 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ đăng ký tạm trú và xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ trong thời gian nhanh nhất với dịch vụ ưu đãi nhất dành cho khách hàng.
✅ Xử phạt người nước ngoài: | ⭕ Không đăng ký tạm trú |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận