Không đăng ký kết hôn có được chia tài sản chung không?

Sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn là thực trạng phổ biến trong xã hội hiện nay. Vấn đề chia tài sản chung khi không đăng ký kết hôn luôn thu hút nhiều sự quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về Không đăng ký kết hôn có được chia tài sản chung không? giúp bạn thực hiện hành trình đầy ý nghĩa này một cách suôn sẻ.

Không đăng ký kết hôn có được chia tài sản chung không?

Không đăng ký kết hôn có được chia tài sản chung không?

1. Trường hợp nào không đăng ký kết hôn mà vẫn công nhận quan hệ vợ chồng

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Căn cứ Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có đề cập:

1. Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý là trong trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng đã được xác lập họ mới thực hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn.

  1. Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003; do đó, cần phân biệt như sau:
  2. Kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu họ chưa đăng ký kết hôn hoặc đã đăng ký kết hôn mà họ có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý trong trường hợp họ thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, thì quan hệ của họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Việc đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội do Bộ Tư pháp hướng dẫn.

  1. Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ không được công nhận là vợ chồng; nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung.
  2. Kể từ sau ngày 01/01/2003 họ mới đăng ký kết hôn và sau đó một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý là trong trường hợp này, thì quan hệ vợ chồng của họ chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn.”

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ mà quan hệ vợ chồng vẫn được công nhận dù không đăng ký kết hôn:

-  Quan hệ vợ chồng trước ngày 03/01/1987: Mà không có đăng ký kết hôn, pháp luật vẫn công nhận từ ngày xác lập; Lý do là vì thời điểm này, luật pháp về hôn nhân và gia đình chưa có quy định bắt buộc đăng ký kết hôn.

-  Sống chung như vợ chồng từ 03/01/1987 đến 01/01/2001:Đủ điều kiện đăng ký kết hôn nhưng chưa đăng ký, họ có nghĩa vụ thực hiện đăng ký kết hôn; Tuy nhiên, pháp luật vẫn thừa nhận quan hệ hôn nhân của họ kể từ ngày bắt đầu chung sống.

-  Sống chung như vợ chồng sau ngày 01/01/2003: Họ phải đăng ký kết hôn nếu muốn được pháp luật công nhận; Nếu không đăng ký kết hôn, quan hệ vợ chồng sẽ không được công nhận. Khi đăng ký kết hôn, quan hệ vợ chồng sẽ được xác lập từ ngày đăng ký.

2. Không đăng ký kết hôn có được chia tài sản chung không?

Theo Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không được pháp luật công nhận. Do đó, khi xảy ra tranh chấp về tài sản và quyền nuôi con, các bên sẽ không được hưởng các quyền và nghĩa vụ như vợ chồng hợp pháp.

Do không có quan hệ vợ chồng hợp pháp, nên các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng sẽ không được áp dụng. Thay vào đó, quan hệ tài sản giữa hai cá nhân sẽ được giải quyết theo  quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định pháp luật liên quan.

Cũng theo quy định tại Điều 207 và 219 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 207. Sở hữu chung

"Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.

Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung."

Điều 219. Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung

" 1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

2.Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán."

Tài sản riêng: Thuộc về người sở hữu, bao gồm tài sản cá nhân trước hôn nhân, tài sản được thừa kế riêng, tài sản được tặng cho riêng.

Tài sản chung: Chia theo thỏa thuận của hai bên; Nếu không thỏa thuận được, yêu cầu Tòa án giải quyết; Việc chia tài sản phải đảm bảo: Quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; Công việc nội trợ và công việc khác để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

=> Hôn nhân là một sự kết hợp tự nguyện giữa hai cá nhân nam và nữ, được pháp luật công nhận, nhằm mục đích chung sống lâu dài, sinh con đẻ cái và cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ.. Do đó, những tài sản chung mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân sẽ không được chia theo luật hôn nhân và gia đình mà áp dụng quy định của pháp luật dân sự.

3. Phân chia tài sản chung khi chưa đăng ký kết hôn như thế nào?

Phân chia tài sản chung khi chưa đăng ký kết hôn như thế nào?

Phân chia tài sản chung khi chưa đăng ký kết hôn như thế nào?

Việc chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật thừa nhận nên việc giải quyết hậu quả về tài sản và quyền nuôi con khi nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định tại điều 14 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau: 

Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

  1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Theo quy định tại điều 16 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

"1.Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Do không có quan hệ vợ chồng nên không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng. Quan hệ tài sản sẽ được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại điều 207 và 219 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 207. Sở hữu chung

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.

Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.

Điều 219. Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung

  1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

2.Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Như vậy, tài sản sẽ được giải quyết theo nguyên tắc:

 - Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đó. 

- Tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

4. Câu hỏi thường gặp 

Việc không đăng ký kết hôn có ảnh hưởng đến việc chia tài sản chung hay không?

Có. Việc không đăng ký kết hôn có thể khiến việc chia tài sản chung trở nên phức tạp hơn; Do đó, các cặp vợ chồng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định không đăng ký kết hôn.

Có thể thỏa thuận về cách chia tài sản chung khi không đăng ký kết hôn hay không?

. Hai bên có thể tự thỏa thuận về cách chia tài sản chung; Thỏa thuận này cần được lập thành văn bản và có chữ ký của cả hai bên; Nếu không có thỏa thuận, việc chia tài sản chung sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

  1. Con cái sinh ra khi không đăng ký kết hôn có được hưởng quyền lợi từ tài sản chung hay không?

. Con cái sinh ra khi cha mẹ không đăng ký kết hôn vẫn có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ; Do đó, con cái có quyền hưởng quyền lợi từ tài sản chung của cha mẹ.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Không đăng ký kết hôn có được chia tài sản chung không?  Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo