Nghị định 158/2016/NĐ-CP: Khoáng sản nguyên khai là gì?

Tài nguyên khoáng sản là một yếu tố quan trọng góp phần duy trì và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nhưng đây cũng là tài nguyên không tái tạo nên việc khai thác, sử dụng cần được quản lý chặt chẽ.  Trong bài viết hôm nay Luật ACC sẽ giới thiệu về khoáng sản nguyên khai là gì? cùng tham khảo nhé.

1. Nghị định 158/2016/NĐ-CP: Khoáng sản nguyên khai là gì?

Khoáng sản nguyên khai là sản phẩm tài nguyên của khoáng sản, đã khai thác, không còn ở trạng thái tự nhiên nhưng chưa qua đập, nghiền, sàng, phân loại hoặc các hoạt động khác để nâng cao giá trị khoáng sản sau khai thác.

2. Hoạt động khoáng sản là gì?

Luật Khoảng sản đã định nghĩa về hoạt động theo cách liệt kê. Cụ thể, theo khoản 5 Điều 2 Luật Khoáng sản, hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản.

Trong đó, thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản. Còn khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.

3. Địa phương có khoáng sản được hưởng quyền lợi gì?

Theo Điều 5 Luật Khoáng sản, địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác sẽ nhận được những quyền lợi sau:

* Địa phương nơi có khoáng sản được hưởng:

- Được Nhà nước điều tiết khoản thu ngân sách nhà nước từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Được tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản tại đia phương hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương.

- Được bồi thường, sửa chữa, tu sửa, xây dựng mới cơ sở dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản nếu tổ chức, cá nhân khai thác gây thiệt hại.

* Người dân nơi có khoáng sản được hưởng:

- Được ưu tiên tuyển dụng vào làm công việc khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan.

-  Được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với với người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.

- Được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản.

4. Các hành vi bị cấm theo Luật Khoáng sản là gì?

Cùng với khái niệm khoáng sản là gì, Luật Khoáng sản cũng liệt kê các hành vi bị cấm thực hiện trong việc thăm dò, khai thác khoáng sản. Nội dung này được ghi nhận tại Điều 8 Luật Khoáng sản như sau:

- Lợi dụng hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.

-Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Cản trở hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản trái pháp luật.

- Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật của nhà nước.

- Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc khoáng sản quý hiếm.

- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

5. Khu vực nào bị cấm thăm dò, khai thác khoáng sản?

Không phải cứ nơi nào có khoáng sản thì các cá nhân, tổ chức đều được tiến hành tham dò, khai thác. Cụ thể, theo Điều 28 Luật Khoáng sản, những khu vực sau đây bị đặc biệt nghiêm cấm thăm dò, khai thác khoáng sản:

- Đất có các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ.

- Đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất.

- Đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành thăm dò, khái thác khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

- Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng.

- Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.

Ngoài ra, nếu vì mục đích quốc phòng, an ninh, bảo tồn thiên nhiên, danh lam, thắng cảnh, khắc phục tiên tai,… thì một số khu vực có thể bị tạm thời cấm thăm dò, khai thác khoáng sản.

Trường hợp cần thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm khai thác hoặc tạm thời bị cấm khai thác khoáng sản thì Bộ Tài nguyên và môi trường hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.

Trên đây là nội dung về Nghị định 158/2016/NĐ-CP: Khoáng sản nguyên khai là gì? Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ ngay. Hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được các bài viết hay về các lĩnh vực khác nữa nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (498 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo