Ở Việt Nam, bauxite được xếp vào khoáng sản khi tỷ lệ giữa ôxít nhôm và silic ôxít gọi là modun silic (ký hiệu là µsi) không được nhỏ hơn 2. Như vậy, Khoáng sản Bauxite là gì? Hoạt động về khai thác quặng Bauxite như thế nào? Cùng Luật ACC tìm hiểu về vấn đề này ngay nhé.
1. Khoáng sản Bauxite là gì?
Bauxite (hay Bô xít) là một loại quặng nhôm trầm tích có màu hồng, nâu được hình thành từ quá trình phong hóa các đá giàu nhôm hoặc tích tụ từ các quặng có trước bởi quá trình xói mòn. Quặng bô xít phân bố chủ yếu trong vành đai xung quanh xích đạo đặc biệt trong môi trường nhiệt đới. Từ bôxit có thể tách ra alumina (Al203), nguyên liệu chính để luyện nhôm trong các lò điện phân, chiếm 95% lượng bôxít được khai thác trên thế giới.
2. Hoạt động về khai thác quặng Bauxite
Quy trình khai thác quặng bauxite (Gồm 4 bước).
Bước 1: Phát quang bề mặt:
+ Đối với loại cây nhỏ (D<0,3m), tiến hành phát quang, dùng máy gạt gom cây thành đống để tạo mặt bằng trước khi thi công bóc phủ, khai thác;
+ Đối với loại cây có đường kính ≥0,3m, tiến hành cưa cây, cậy gốc cây to và gom dọn mặt bằng thi công trước khi bóc phủ, khai thác.
Bước 2: Bóc lớp đất phủ.
Nhằm tránh làm nghèo, thất thoát tài nguyên trong khai thác quặng bauxite, công tác bóc đất phủ được chia thành 02 trường hợp:
+ Đối với chiều dày lớp đất phủ <0,5m: Dùng máy gạt để gạt gom đất phủ lại thành đống, sau đó dùng máy xúc thủy lực gầu ngược xúc lên xe ô tô vận chuyển đi hoàn thổ.
+ Đối với chiều dày lớp đất phủ ≥0,5m: Dùng máy xúc thủy lực gầu ngược xúc đất phủ trực tiếp đổ lên xe ô tô vận chuyển đi hoàn thổ và để lại lớp đất phủ dày khoảng 0,3m tiếp giáp với lớp quặng, sau đó dùng máy gạt, gạt gom lại thành đống, xúc đất phủ đi đổ hoàn thổ.
Bước 3: Khai thác quặng.
Thời tiết khu vực Tây Nguyên phân thành 2 mùa mưa, nắng rõ rệt nên quy trình khai thác được phân theo 2 mùa mưa và mùa nắng.
+ Đối với mùa nắng: Máy xúc đứng trên lớp vách quặng để xúc quặng đổ lên xe ô tô vận tải đứng trên lớp đất trụ. Mùa nắng nên xe vận tải chạy được trên lớp đất trụ và máy xúc không phải quay gầu để đổ quặng lên ô tô.
+ Đối với mùa mưa: Máy xúc đứng trên lớp vách quặng để xúc quặng, quay gầu và đổ lên xe ô tô vận tải cùng đứng trên vách quặng. Do mùa mưa, xe chạy trên lớp trụ sẽ bị trơn trượt nên phải chạy trên vách quặng, máy xúc phải quay gầu để đổ quặng lên ô tô.
Bước 4: Hoàn thổ
Đất bóc phủ được ô tô vận chuyển đi đổ hoàn thổ tại các khu vực đã khai thác xong và được máy gạt gạt phẳng với chiều dày lớp hoàn thổ >0,5m (trung bình từ 1-2m). Lớp đất phủ được quy hoạch hệ thống thoát nước và tổ chức trồng cây cải tạo phục hồi môi trường theo quy định.
3. Tác động của việc khai thác bauxite đến môi trường
a) Tác động của việc khai thác bauxite đến địa hình tự nhiên
- Khu vực mỏ thuộc vùng Tây Nguyên có địa hình đồi núi, hình thái lớp quặng nằm theo lớp, lớp quặng có chiều dầy tập trung trên đỉnh đồi, mỏng dần xuống phần sườn đồi. Việc khai thác quặng sẽ lấy đi lớp quặng, đồng thời bùn thải quặng đuôi sau tuyển sẽ được đổ thải tại các hồ chứa được xây dựng tại khu vực vùng trũng, thung lũng trong khu mỏ.
- Như vậy sau quá trình khai thác và tuyển quặng bauxite sẽ tác động làm cho địa hình khu vực mỏ trở nên bằng phẳng hơn trước.
b) Tác động của việc khai thác bauxite đến thổ nhưỡng
- Cấu trúc khu vực quặng bauxite từ trên xuống bao gồm: Lớp đất phủ hữu cơ bên trên, bên dưới là lớp quặng bauxite có độ rỗng, xốp hoặc tảng kết cứng không giữ được nước, thành phần vật chất chính trong quặng bauxite gồm các khoáng vật Al2O3 khoảng 40%, Fe2O3 khoảng 27%, SiO2 khoảng 7%,… Các thành phần này không có giá trị dinh dưỡng cho cây trồng phát triển. Bên dưới cùng là lớp đất sét litoma có khả năng giữ nước, giữ ẩm cho đất và cây trồng.
- Như vậy, sau khi trải qua quá trình khai thác xong lớp quặng bauxite sẽ không làm nghèo thổ nhưỡng, mà đất phủ được xúc lên sau đó hoàn thổ sẽ tơi xốp hơn, lớp đất phủ nằm trên lớp đất trụ sét litoma nên đất được giữ ẩm, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.
c) Tác động của việc khai thác bauxite đến hệ thống hạ tầng
- Trước khi khai thác thì hệ thống hạ tầng không được quy hoạch hệ thống hồ, chỉ có suối và hồ tự nhiên; Không có hệ thống đường giao thông mà chỉ có đường mòn.
- Sau khi mỏ được triển khai tiến hành khai thác quặng thì hệ thống hạ tầng sẽ được bổ sung như hồ chứa nước (Hồ Cai Bảng), các vùng trũng thấp sẽ được quy hoạch thi công các hồ chứa bùn thải quặng đuôi phục vụ tuyển quặng, sản xuất alumin và cung cấp nước thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân. Trong khu mỏ được quy hoạch hệ thống đường giao thông vận chuyển quặng, đường dân sinh bài bản.
- Như vậy, sau quá trình khai thác thì hạ tầng khu vực khai thác sẽ được bổ sung hồ chứa và hệ thống đường giao thông, thuận tiện hơn cho công tác thủy lợi và vận chuyển.
Đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích đã khai thác khoảng 300ha, diện tích đã hoàn thổ khoảng 120 ha (không hoàn thổ các khu vực lòng hồ), diện tích đã trồng cây khoảng 60ha, cây trồng là cây keo, trồng xen cây thông.
Nội dung bài viết:
Bình luận