Văn bản thông báo là loại văn bản hành chính thông dụng nhất và được sử dụng phổ biến nhất nhưng vẫn nhiều người chưa biết khi nào thì nên viết văn bản thông báo. Vậy khi nào cần viết văn bản thông báo? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Văn bản thông báo là gì?
Thông báo là một biểu mẫu được sử dụng thường xuyên trong các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị khi cần thông báo về một vấn đề, một nội dung nào đó tới một cá nhân trong đơn vị hay toàn bộ các thành viên trong đơn vị đó. Mẫu thông báo phải được soạn thảo theo đúng quy tắc của một văn bản hành chính, cách trình bày rõ ràng, bố cục hợp lý thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp của đơn vị đó.
Mẫu thông báo chung là một văn bản thông báo về một việc cụ thể, gửi đến cá nhân hay một tổ chức nào đó. Nội dung của một mẫu thông báo sẽ căn cứ vào nơi được thông báo hoặc gửi tới hoặc các căn cứ trực tiếp để thông báo (nếu cần).
Văn bản thông báo là thông báo được thể hiện dưới dạng văn bản. Thông báo có thể được thể hiện dưới lời nói, văn bản. Văn bản thông báo là một dạng thể hiện của thông báo. Văn bản thông báo cần được thể hiện chi tiết, dễ hiểu, khoa học để người tiếp nhận thông tin thông báo được chính xác.
Mẫu văn bản Thông báo là một văn bản được sử dụng để truyền tải một nội dung nào đó đến các cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức để họ được biết và thực hiện.
Chẳng hạn, Thông báo tuyển dụng, Thông báo về việc tổ chức sự kiện, Thông báo gửi khách hàng; Thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp; Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế...
Trong Thông báo cần đề cập ngay vào nội dung cần thông tin mà không cần nêu lý do, căn cứ dài dòng. Vì thế, về cơ bản, mẫu Thông báo khá đơn giản, ai cũng có thể dễ dàng lập được.
2. Các loại văn bản thông báo
Thông báo là một văn bản hành chính dùng để truyền đạt những tin tức, nội dung của quyết định cho cá nhân, bộ phận hoặc cơ quan,… Thông báo sẽ có 3 phần gồm: mở đầu (quốc hiệu, tiêu ngữ, số ký hiệu, tên của văn bản thông báo), phần nội dung cần thông báo và phần kết thúc.
Văn bản thông báo là một trong những biểu mẫu được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp, tổ chức, công ty, đơn vị dùng trong mục đích thông báo/ truyền đạt tới 1 hoặc nhiều người về một vấn đề nào đó.
Theo đó, văn bản thông báo cần được soạn thảo một cách rõ ràng, hợp lý, phù hợp với nội dung thông báo.
Hiện nay, văn bản thông báo có rất nhiều loại, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị một số loại văn bản thông báo được sử dụng phổ biến hiện nay.
– Thông báo về kết quả của cuộc họp, hội nghị
– Thông báo về nhiệm vụ được giao từ cấp trên
– Thông báo về các quyết định (tăng lương, nghỉ việc,…), chính sách, chỉ thị từ trên cấp trên.
– Thông báo về các vấn đề liên quan tới nội bộ hoạt động quản lý, lãnh đạo, … của công ty hoặc doanh nghiệp
3. Khi nào sử dụng mẫu Thông báo?
Mẫu Thông báo là một văn bản được sử dụng để truyền tải một nội dung nào đó đến các cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức để họ được biết và thực hiện.
Chẳng hạn, Thông báo tuyển dụng, Thông báo về việc tổ chức sự kiện, Thông báo gửi khách hàng; Thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp; Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế...Trong Thông báo cần đề cập ngay vào nội dung cần thông tin mà không cần nêu lý do, căn cứ dài dòng. Vì thế, về cơ bản, mẫu Thông báo khá đơn giản, ai cũng có thể dễ dàng lập được.
4. Cách viết thông báo
4.1. Xây dựng bố cục thông báo:
Bản thông báo cần có các yếu tố:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa danh và ngày tháng năm ra thông báo.
- Tên cơ quan thông báo.
- Tên văn bản (thông báo) và trích yếu nội dung.
- Nội dung thông báo.
- Ký đóng dấu cơ quan.
- Nơi nhận.
4.2. Cách viết nội dung thông báo:
- Có thể chia các thông báo có nhiều nội dung thành các mục, các điều cho dễ nhớ.
Trong thông báo cần đề cập ngay vào nội dung cần thông tin mà không cần nêu lý do, căn cứ, hoặc nêu tình hình chung như các văn bản. Loại thông báo nhằm giới thiệu các đạo luật hay chủ trương, chính sách thì phải nêu rõ tên, số và ngày tháng ban hành văn bản đó trước khi nêu những nội dung khái quát.
- Thông báo cho các thí sinh trúng tuyển biết để tập trung dự khóa học đúng thời gian, địa điểm. Ngoài ra phần kết thúc không yêu cầu lời lẽ xã giao kiểu công văn hoặc xác định trách nhiệm thi hành như văn bản pháp quy.
- Phần đại diện ký thông báo: không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan, mà các trưởng phó phòng ban có trách nhiệm về các lĩnh vực trên như: phòng giáo vụ, đào tạo ở các trường, văn phòng hay phòng tổ chức, phòng hành chính... ở các cơ quan được quyền ký và trực tiếp thông báo dưới danh nghĩa thừa lệnh thủ trưởng cơ quan.
Trên đây là các thông tin về Khi nào cần viết văn bản thông báo mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận