Khái niệm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định Bộ luật hình sự

khái niệm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
khái niệm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội bắt cóc

Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm không chỉ quyền sở hữu mà còn xâm phạm quyền nhân thân của người khác. Hành vi này được quy định là tội phạm với tội danh riêng - tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân kể từ khi Bộ luật hình sự đầu tiên (Bộ luật hình sự năm 1985) có hiệu lực. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự này, hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản vẫn chưa được quy định thành tội danh riêng. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 là tội phạm thuộc Chương "Các tội xâm phạm sổ hữu". Trước khi được quy định thành tội danh riêng, bt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được coi là một dạng đặc biệt của hành vi cướp tài sản.

Theo Bộ luật hình sự năm 1999, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đòi hỏi những dấu hiệu sau: chủ thể có hành vi bắt giữ con tin, hành vi này có thể được thực hiện bằng những biện pháp khác nhau (dùng vũ lực, dụ dỗ, lừa dối...); chủ thể có hành vi đe dọa chủ tài sản là sẽ dùng vũ lực đối với con tin (giết chết hoặc gây thương tích) nếu yêu cầu phải giao nộp tài sản không được thoả mãn, hành vi này có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua thư, điện thoại...

Với dấu hiệu như vậy, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trước hết xâm phạm tự do thân thể, đe dọa tính mạng, sức khỏe của con tin và qua đó xâm phạm tự do ý chí của người bị đe dọa.

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản coi là hoàn thành kể từ khi chủ thể đã thực hiện hành vi bắt giữ con tin và hành vi đe dọa chủ tài sản, không kể đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa cũng như không kể đã dùng vũ lực đối với con tin hay chưa. Nếu hành vi phạm tội đã gây thương tích cho con tin thì hậu quả đó được coi là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng (tuỳ mức độ thương tích mà thuộc khung tăng nặng cụ thể). Nếu hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả chết người và lỗi của chủ thể đối với hậu quả đó là vô ý thì hậu quả này được coi là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng. Nếu chủ thể có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự cả về tội giết người.

Hình phạt được quy định cho tội này có mức cao nhất là tù chung thân

2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội bắt cóc

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 169 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

* Dấu hiệu mặt chủ quan cùa tội phạm

Hành vi bắt cóc (bao gồm hành vi bắt giữ... và hành vi đe dọa...) đã thể hiện lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, bắt cóc người khác làm con tin được coi là thủ đoạn để có thể thực hiện được việc chiếm đoạt. Nếu không nhằm mục đích chiếm đoạt mà nhằm mục đích khác thì hành vi bắt cóc người khác làm con tin không cấu thành tội phạm này. Khi thực hiện hành vi bắt cóc người khác làm con tin, người phạm tội nhằm mục đích buộc người bị đe dọa phải giao nộp tài sản để đổi lấy sự an toàn của con tin.

Do “chiếm đoạt” chỉ được quy định là mục đích nên việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chỉ phụ thuộc vào việc chủ thể đã thực hiện hành vi “bắt cóc người khác làm con tin” (bắt giữ trái phép và đe dọa người thân của người bị bắt giữ trái phép đó) được mô tả trong điều luật như trình bày trên mà không phụ thuộc vào việc chủ thể đã thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản hay chưa.

* Hình phạt đối với tội bắt cóc

Điều luật quy định 04 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội.

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân (con tin) mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% (đối với hậu quả này, lỗi có thể là cố ý hoặc vô ý);

Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;

- Làm chết người (đối với hậu quả này, lỗi chỉ có thể là vô ý. Trường hợp người phạm tội cố ý gây ra hậu quả chết người không thuộc trường hợp này mà là trường hợp phạm hai tội: Tội giết người và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản).

- Gây thương tích, gây tổn hại cho sửc khoẻ hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân (con tin) mà ti lệ tổn thương cơ thể là 61% > trở lên.

Khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồnig; phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo