1. Hóa đơn điện tử là gì?
- Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
- Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
+ Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
+ Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
(Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
2. Bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì:
- Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ.
- Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
3. Chuyển đổi hóa đơn điện tử thành hóa đơn giấy
Điều 7 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định chuyển đổi hóa đơn điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy như sau:
- Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi:
+ Có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; hoặc
+ Theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
- Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
- Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
4. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử là tổ chức cung cấp giải pháp trong việc khởi tạo, kết nối nhận, truyền, nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu của hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã của cơ quan thuế. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bao gồm:
- Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã của cơ quan thuế cho người bán và người mua;
- Tổ chức kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
(Khoản 12 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1: Hóa đơn điện tử là gì?
Câu trả lời: Hóa đơn điện tử là phiên bản điện tử của hóa đơn giấy thông thường, được tạo ra, xử lý, truyền tải và lưu trữ thông qua các phương tiện điện tử như máy tính, email hoặc ứng dụng trực tuyến.
Câu hỏi 2: Lợi ích của việc sử dụng hóa đơn điện tử là gì?
Câu trả lời: Sử dụng hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tiết kiệm thời gian, giảm tình trạng mất hóa đơn, tạo môi trường làm việc không giấy tờ, dễ dàng tra cứu và quản lý hóa đơn, cùng với khả năng tự động hóa quy trình thanh toán và báo cáo tài chính.
Câu hỏi 3: Hóa đơn điện tử cần có những thông tin gì?
Câu trả lời: Hóa đơn điện tử cần có các thông tin cơ bản như tên và địa chỉ của bên mua và bên bán, số hóa đơn, ngày xuất hóa đơn, mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền và thuế suất áp dụng.
Câu hỏi 4: Quy định pháp luật về hóa đơn điện tử như thế nào?
Câu trả lời: Quy định về hóa đơn điện tử thường được quy định trong pháp luật về thuế và kế toán của từng quốc gia. Các quy định này đều quyết định về tính pháp lý, yêu cầu kỹ thuật và quy trình cụ thể để tạo, truyền và lưu trữ hóa đơn điện tử.
Nội dung bài viết:
Bình luận