Tại Việt Nam, ngành du lịch đang phát triển mạnh mẽ, và trong đó, mô hình khách sạn nhượng quyền đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Điều này không chỉ làm nổi bật tiềm năng kinh doanh mà còn tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Trước cơ hội và thách thức này, việc hiểu rõ về "Khách sạn nhượng quyền ở Việt Nam" trở nên vô cùng quan trọng. Hãy đến với ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.
Khách sạn nhượng quyền ở Việt Nam
1. Khách sạn nhượng quyền là gì?
Khách sạn nhượng quyền (Franchising – nhượng quyền thương mại) là khách sạn mua nhượng quyền từ một doanh nghiệp bán thương hiệu, sử dụng và kinh doanh trên thương hiệu đó. Doanh nghiệp, nhà đầu tư mua thương hiệu khách sạn nhượng quyền phải trả cho bên bán phí nhất định và kèm theo những điều khoản hợp đồng. Có thể bao gồm: % doanh thu trong thời gian nhất định, đảm bảo thực hiện đúng khuôn mẫu, cách thức kinh doanh, quy trình kinh doanh, điều khoản vận hành hệ thống.
Bên nhượng quyền thương hiệu chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá,… Còn các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực do bên mua thương hiệu – nhà đầu tư tự triển khai.
2. Ưu điểm và nhược điểm của khách sạn nhượng quyền
Ưu điểm
Tiết kiệm chi phí đầu tư, thời gian xây dựng và vận hành:
- Nhờ sử dụng thương hiệu và mô hình kinh doanh đã được chứng minh hiệu quả, khách sạn nhượng quyền giúp chủ đầu tư tiết kiệm đáng kể chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, phát triển mô hình kinh doanh, v.v.
- Nhượng quyền cũng giúp rút ngắn thời gian xây dựng và vận hành khách sạn do chủ đầu tư không cần phải tự thiết kế, thi công, tuyển dụng nhân sự,...
Sử dụng thương hiệu uy tín, được hỗ trợ về quản lý, marketing:
- Khách sạn nhượng quyền được sử dụng thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường, giúp thu hút khách hàng tiềm năng và tạo dựng uy tín nhanh chóng.
- Chủ đầu tư nhận được hỗ trợ toàn diện từ bên nhượng quyền về các khía cạnh quản lý, vận hành, marketing,... giúp đảm bảo chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.
Nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh:
- Nhờ áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế và được đào tạo bài bản, khách sạn nhượng quyền có thể cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Khả năng cạnh tranh của khách sạn nhượng quyền được nâng cao nhờ vào lợi thế về thương hiệu, chất lượng dịch vụ và hiệu quả quản lý.
Nhược điểm
Mất một phần quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh:
- Chủ đầu tư khách sạn nhượng quyền phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của bên nhượng quyền trong việc vận hành và quản lý khách sạn.
- Điều này có thể hạn chế khả năng sáng tạo và linh hoạt của chủ đầu tư trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường địa phương.
Phải trả phí nhượng quyền và các khoản phí khác:
- Chủ đầu tư khách sạn nhượng quyền phải trả phí nhượng quyền ban đầu cho bên nhượng quyền.
- Ngoài ra, chủ đầu tư cũng phải trả các khoản phí khác như phí marketing, phí quản lý,...
Yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thương hiệu:
- Để được nhượng quyền, chủ đầu tư phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của bên nhượng quyền về năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý,...
- Điều này có thể gây khó khăn cho một số chủ đầu tư.
3. Phân loại khách sạn nhượng quyền
Có nhiều cách để phân loại khách sạn nhượng quyền, dưới đây là hai cách phổ biến nhất:
Dựa vào mô hình kinh doanh
- Khách sạn truyền thống: Đây là loại hình khách sạn phổ biến nhất, cung cấp dịch vụ lưu trú và các dịch vụ tiện ích cơ bản như nhà hàng, quán bar, hồ bơi,...
- Khách sạn căn hộ: Loại hình khách sạn này cung cấp các căn hộ đầy đủ tiện nghi như bếp, phòng khách, phòng ngủ,... phù hợp cho các gia đình hoặc nhóm khách lưu trú dài ngày.
- Khách sạn dịch vụ: Loại hình khách sạn này tập trung vào cung cấp các dịch vụ chuyên biệt như khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn spa, khách sạn hội nghị,...
Dựa vào phân khúc thị trường
- Khách sạn bình dân: Loại hình khách sạn này có giá cả hợp lý, phù hợp cho khách du lịch tiết kiệm hoặc khách đi công tác ngắn ngày.
- Khách sạn tầm trung: Loại hình khách sạn này có giá cả và chất lượng dịch vụ cao hơn khách sạn bình dân, phù hợp cho khách du lịch muốn trải nghiệm dịch vụ tốt hơn.
- Khách sạn cao cấp: Loại hình khách sạn này cung cấp dịch vụ cao cấp và sang trọng, phù hợp cho khách du lịch thượng lưu hoặc khách VIP.
4. Các khách sạn nhượng quyền ở Việt Nam
Vác khách sạn nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam với các tập đoàn khách sạn lớn như:
Marriott International với hệ thống khách sạn: JW Marriott Hanoi, Shereton Hanoi, Sheraton Saigon Hotel & Towers, Le Méridien Saigon, Renaissance Riverside Hotel Saigon, Sheraton Nha Trang Hotel & Spa và JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa, Sheraton Hoi An Tam Ky Resort, Four Points by Sheraton Danang và Sheraton Danang Resort.
Hilton Worldwide: Hilton Hà Nội Opera, Hilton Garden Inn Hà Nội, Hilton Đà Nẵng….
InterContinental Hotels Group (IHG): 8 khách sạn, khu resort cao cấp tại Đà Nẵng, TPHCM, Hà Nội, Phú Quốc, Nha Trang,…
Accor Hotels: Bana Hills, Mercure Danang French Village, Novotel Danang Premier Han River, Pullman Danang Beach Resort, Premier Village Danang Resort, Premier Residence Phu Quoc Emerald Bay…
Wyndham Hotel Group: Wyndham Legend Halong
Best Western International: Best Western Premier Indochine Palace (Huế), Best Western Dalat Plaza Hotel, Best Western Premier Oceanami Hotel & Resort (Vũng Tàu),…
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về "Khách sạn nhượng quyền ở Việt Nam". Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận